Về Hà Nội, các xã vùng sâu, vùng xa của Hà Tây liệu có bị “bỏ quên”, lãnh đạo các cơ quan của Hà Tây sẽ chỉ được đảm nhận “cấp phó”, cán bộ đi làm việc sẽ khó khăn... là những lo ngại đã được đại biểu HĐND tỉnh Hà Tây nêu lên.
Có sáp nhập lâu dài?
Đại biểu Nguyễn Đăng Kính (Chương Mỹ) cho biết, đa phần các ý kiến của người dân thể hiện việc mở rộng Thủ đô là cần thiết, mở rộng để phát triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại khi Hà Tây đã có vài lần sáp nhập cùng Hoà Bình, Hà Nội rồi lại bị... trả về.
Cũng theo ông Kính, Hà Nội có điều kiện hơn thì vấn đề đặt ra khi sáp nhập là phải quan tâm đến vùng sâu, vùng xa để đời sống người dân và cán bộ Hà Tây ngày càng tốt hơn.
Đại biểu Nguyễn Trường Tiền (Chương Mỹ) dẫn lại lịch sử, hai xã của huyện Chương Mỹ trước đây từng về Hà Nội, nhưng cơ sở vật chất ít được cải thiện, điều kiện tự nhiên nhiều nơi bị phá nát, phong trào đi xuống.
Vì thế lần sáp nhập này vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn rằng, thủ đô quan tâm nhiều đến các quận huyện, các khu đô thị mới mà không ngó gì tới các vùng sâu, vùng xa. “Đã là dân thủ đô phải được hưởng nghĩa vụ và quyền lợi như nhau”, ông Tiền nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Xuân Lĩnh (Hoài Đức) cũng cho rằng, nhiều người dân đặt vấn đề về Hà Nội sẽ hơn cái gì. Theo ông Lĩnh, chưa nói tới các vùng xa, đường 32 đoạn tiếp giáp Hà Nội hay đường vành đai 4 liên quan đến Nhổn hiện vẫn còn rất nhiều ngổn ngang.
Ông Lĩnh đề xuất, cần sớm công bố qui hoạch vùng thủ đô, qui hoạch thủ đô để các huyện xã có cơ sở thực hiện. Nếu không làm được điều này, việc thực hiện ở bên dưới sẽ không chuẩn và làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Ông Lĩnh cũng đặt câu hỏi về việc, nếu sáp nhập vào thủ đô, liệu có đạt được tốc độ tăng trưởng như vừa qua?
“Có nhiều ý kiến cho rằng, có 6 huyện của Hà Tây từng về Hà Nội sau đó lại tách ra, liệu lần này về Hà Nội có “lâu dài”?”, ông Bùi Xuân Hộ, Chủ tịch UBMT Tổ quốc nối tiếp. Theo ông Hộ, việc mở rộng thủ đô được xác định tầm nhìn đến 2020, 2050, nhưng nhiều người dân vẫn lo ngại, một tỉnh đang phát triển như Hà Tây nếu vào rồi, có vấn đề gì đó lại ra sẽ có rất nhiều khó khăn.
Lãnh đạo các cơ quan Hà Tây sẽ chỉ làm... cấp phó!
Theo ông Nguyễn Đăng Kính, Hà Tây là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội và có những bước phát triển toàn diện trong thời gian qua. Việc sáp nhập tới đây, phải làm sao bảo đảm đoàn kết, ổn định và phát triển.
Để ổn định, theo ông Kính, Trung ương phải nghĩ nhiều đến vấn đề tổ chức và cán bộ. Về việc đoàn kết phải được thực hiện từ hai phía...
Ông Nguyễn Trường Tiền:
"vấn đề tổ chức và cán bộ phải
được xem xét thấu đáo"
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: