Top

“Nổi bật” thị trường bất động sản vừa qua

Cập nhật 02/12/2013 17:03

Tuần vừa qua trên thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều điểm sáng tích cực tác động đến sức mua và tâm lí khách hàng cuối năm. Bỏ thuế xuất 25%, luật đất đai được thông thoáng hơn, các chủ đầu tư nuôi hy vọng bằng những hành động tích cực có lợi cho khách hàng… Còn phía khách hàng đang săn lùng tìm mua nhà “ngon” mặc dù phải mua với mức giá “chênh” so với giá thực.

Bỏ thuế suất 25% đối với chuyển nhượng BĐS:  Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng mức thuế suất 2% trên giá vốn, không áp dụng mức thuế suất 25% trên lợi nhuận. Vì việc áp dụng 2 mức thuế có thể dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong việc xác định và kê khai thuế, thu thuế. Cả 2 mức thuế suất 2% hay 25% đều có điểm bất lợi đối với người nộp thuế. Mức thuế suất 2% trên giá bán thì lỗ hay lời gì người bán nhà cũng phải đóng; còn mức 25% trên lợi nhuận thì trong trường hợp nhà đất không xác định được chi phí, hoặc lạm phát 20 - 30 năm sau mới bán...cũng bất lợi cho người đóng thuế. Luật nhân văn thì cần quy định rõ người dân tự chọn mức thuế suất thực hiện đóng thuế


Thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản gây nhiều tranh cãi - Ảnh: Đ.Sơn

BĐS chờ phục hồi: Nuôi hy vọng bằng nhiều cách: Thế "chân tường" buộc giới tạo lập BĐS phải tìm mọi phương án, chiêu thức bán hàng “sốc” để tạo thanh khoản cho sản phẩm như khuyến mãi, giảm giá, miễn phí dịch vụ, hay "bán nhà trả sau" với lãi suất 0%…. Cùng chung tình trạng khó khăn kéo dài do thanh khoản kém, nguồn vốn cạn kiệt và minh bạch pháp lý chưa thể giải quyết, thị trường BĐS tại Hà Nội và Tp.HCM chứng kiến đủ cách "vật lộn" của doanh nghiệp nhằm bán hàng, tháo hàng. Chưa biết kết quả bán hàng của các đơn vị áp dụng chiêu thức này ra sao, nhưng rõ ràng đây là cách làm thông minh, cho thấy khả năng tài chính của chủ đầu tư – yếu tố góp phần thuyết phục khách hàng tương lai. Ngoài ra còn có các chiêu thức được khách hàng quan tâm ở một số dự án đó cam kết tiến độ bằng tiền phạt.Vì bấy lâu nay thị trường BĐS cả nước vẫn tồn tại căn bệnh "tiến độ, pháp lý" dự án. Trong đó, BĐS phía Bắc "nổi cộm" vấn đề tiến độ (tiến độ thi công lẫn tiến độ thanh toán giữa khách và chủ). Nhằm giải quyết điểm nghẽn thị trường do yếu tố này gây ra, rất nhiều ông chủ địa ốc đã trình làng cách bán hàng dạng "nói không với việc sai tiến độ".


Các cách bán hàng nhằm thúc đẩy thanh khoản của DN đã được sử dụng gần hết,nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ ràng.

Thị trường bất động sản TPHCM: Khách hàng nặng tâm lý sợ chủ đầu tư không giao nhà:Trong lúc thị trường bất động sản còn hết sức khó khăn vì cung – cầu các phân khúc đều trầm lắng duy nhất điểm sáng là phân khúc căn hộ bình dân giá từ 12 – 15 triệu/m2 là vẫn có giao dịch thì hầu hết khách hàng chỉ nhắm đến những dự án có nhà sẵn hoặc mua rẻ lại từ khách cũ. Tâm lý thận trọng vẫn khiến nhiều người e ngại, không muốn “xuống tiền”.

Nhiều dự án chào hàng, nhiều người cũng có nhu cầu mua nhà ở thực sự, nhưng họ chưa có được tiếng nói chung. Ảnh minh họa

Việc khách hàng tìm được căn hộ ưng ý và hợp túi tiền thì rất khó lại còn bị mua với mức giá “qua tay” vì thế nhiều khách hàng muốn bỏ ý định mua nhà trong thời điểm này. Đến khi khách hàng ưng ý, xuống tiền cho hợp đồng mua nhà thì lại thấy dự án chậm tiến độ, mấy năm mà công trình chỉ là đống bể tông không có gì tiển triển. Tâm lí khách hàng ngày càng bị đè nặng bởi tiến độ của và lung lay lòng tin về chủ đầu tư

Bất động sản xuống đáy, căn hộ “ngon” bán vẫn không kịp thở:Thị trường bất động sản tồn kho hàng chục ngàn căn hộ, tuy nhiên những người đang “săn nhà” để ở vẫn khó khăn trong việc tìm được một căn hộ tốt, thậm chí có người phải chấp nhận giải pháp “mua chênh”. Theo khảo sát ở các sàn giao dịch bất động sản các chuyên gia cho biết khách hàng giờ rất kén chọn, chỉ những dự án sắp hoặc đã bàn giao, có hạ tầng tiện ích đầy đủ, chủ đầu tư uy tín dự án tốt thì đều đã được bán hết. Nguyên nhân khiến thị trường có phần khởi sắc là cuối năm, nhiều khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi từ kiều hối gửi về hoặc tiết kiệm có thể hướng đến việc mua bất động sản.


Mặc dù nhiều người mua nhà gặp trở ngại về tiền chênh giữa giá gốc và giá bán ở một vài dự án nhưng đã cho thấy  thị trường đang vận động theo chiều hướng ấm dần lên, đúng như nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục.

Thông qua Luật Đất đai sửa đổi với nhiều quy định “thoáng” hơn: Sáng ngày 29/11, QH đã thông qua Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đây là một trong những Dự luật được cử tri cả nước mong đợi QH thông qua, với mong muốn làm giảm được tình trạng khiếu kiện kéo dài mà nguyên nhân chủ yếu là từ đất đai. Có nhiều quy định trong luật mới đã thoáng hơn việc cơ quan quản lí đất đai được được thành lập ở địa phương. Luật Đất đai sửa đổi quy định:  Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Tập trung sức lực và trí tuệ, ĐBQH đã sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai hoàn thiện hơn

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Nhiều chính sách đảm bảo lợi ích cho người dân về việc quy hoạch và thu hồi đất. Về Khung giá đất, Luật Đất đai sửa đổi nêu rõ: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp”.

Tuyết Băng