Kiểm kê tốt quỹ đất sẽ góp phần tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. tuy nhiên thời điểm này vẫn chưa thể kiểm kê tổng thể quỹ đất của Hà Nội. Ông Nguyễn Tiến Khang - nguyên Phó vụ trưởng Vụ đăng ký và Thống kê đất đai Bộ TNMT (từ ngày 2/4/2008 chức năng nhiệm vụ của Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai được chuyển sang Tổng cục Quản lý đất đai vừa được thành lập - PV) nói về việc kiểm kê dất tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.
* Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai đã có kế hoạch kiểm kê lại quỹ đất Hà Nội và các khu vực sắp sáp nhập về thủ đô chưa, thưa ông?
Từ xưa đến nay, khi chia tách hay sáp nhập các đơn vị hành chính, cơ quan quản lý không bắt buộc phải làm công tác kiểm kê. Việc kiểm kê đất đai là theo định kỳ 5 năm 1 lần. Trước khi có Nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập Hà Nội thì chưa kiểm kê. Có thể, nội bộ của các địa phương có diện tích đất sáp nhập về họ làm kiểm kê nhưng là chuyện của mỗi địa phương. Muốn kiểm kê phải từ đơn vị xã, phường, vì đất giao cho UBND các xã, phường trực tiếp quản lý. Bởi vậy khi sáp nhập nhưng chưa có chủ trương chia tách địa giới hành chính các xã, phường thì không cần thiết.
*
Nhiều ý kiến cho rằng, làm tốt công tác kiểm kê đất sẽ tránh được quy hoạch mới chồng quy hoạch cũ sau khi sáp nhập? Trên thưc tế, không thể đảm bảo từ nay đến lúc sáp nhập số liệu về cơ cấu quỹ đất của các địa phương sẽ không thay đổi, điều chỉnh nên phải khi nào có quyết định chính thức thời điểm sáp nhập thì mới có kế hoạch kiểm kê quỹ đất.
*
Theo ông, những chính sách ưu đãi về đất của các địa phương có bị thay đổi khi sáp nhập về Hà Nội, chẳng hạn như Hà Tây có quy định quỹ đất dịch vụ 10% dành cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi? Chưa thể khẳng định khi Hà Tây về Hà Nội thì chính sách đó sẽ bị mất đi hay không. Theo tôi khi sáp nhập một số địa phương về Hà Nội thì lãnh đạo thành phố cũng sẽ phải tính đến các chính sách trước đây các địa phương đã làm để đưa ra quyết định phù hợp. Theo đó, cái gì tốt thì chắc chắn sẽ đươc giữ lại.
*
Sau khi sáp nhập, liệu Hà Nội có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, thưa ông? Nếu cho rằng sáp nhập đơn vị hành chính để thay đổi cơ cấu quỹ đất là sai lầm. Việc quy hoạch một khu công nghiệp hay khu đô thị phải nằm trong tổng thể quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia chứ không nhất thiết Hà Nội phải mở rộng ra mới có thể phát triển đô thị hay khu công nghiệp.
Tôi không nghĩ khi xây một khu đô thị ở Hà Đông khi không có sự sáp nhập về Hà Nội sẽ kém hấp dẫn hơn là cùng vị trí đó khi sáp nhập về thủ đô. Mở rộng Hà Nội phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
*
Từ ngày 1/4 đã triển khai Chỉ thị 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên phạm vi cả nước. vậy kế hoạch kiểm kê đất tại Hà Nội như thế nào, thưa ông? Chúng tôi đang triển khai, dự kiến 30/8 các đơn vị cấp xã phường sẽ phải báo cáo, đến 30/9 cấp huyện báo cáo và 31/10 thì thành phố báo cáo.
Kiểm kê quỹ đất trên địa bàn Thủ đô cũng như các địa phương khác trong cả nước theo Chỉ thị số 31 là nhằm xác định rõ diện tích đất mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng; diện tích lấn chiếm, diện tích bị lấn chiếm; diện tích sử dụng sai mục đích; diện tích đất chuyển nhượng, cho thuê trái phép; diện tích đất chưa đưa vào sử dụng làm cơ sở để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức quản lý, sử dụng.
Công tác này còn nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của các tổ chức trên từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước để từng bước hoàn thiện và đưa công tác quản lý, sử dụng quỹ đất của các tổ chức ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ngoài ra, kết quả của đợt kiểm kê này sẽ là một trong những cơ sở để Nhà nước xem xét việc có tiếp tục giao, cho thuê hay thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất của các tổ chức đang được giao, cho thuê.
Mặc dù đối tượng hẹp hơn nhưng lại kiểm tra chi tiết hơn. Nếu như kiểm tra định kỳ chỉ tính trên đơn vị hành chính, ví dụ 1 đơn vị hành chính cấp xã thì có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp, bao nhiêu diện tích đất phi nông nghiệp nhưng không liệt kê ra có bao nhiêu chủ sử dụng đất, còn lần này sẽ chi tiết cụ thể. Ví thử trên địa bàn Hà Nội có 1.000 đơn vị tổ chức thì sẽ làm rõ từng chủ sử dụng đất sử dụng diện tích là bao nhiêu, đã được cấp sổ hay chưa, sử dụng vào mục đích gì... Hiện trạng diện tích tính theo loại đất của các tổ chức trong quá trình kiểm kê sẽ được đối chiếu giữa hồ sơ giao đất, cho thuê đất, hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê.
*
Vì đây là đợt kiểm tra chi tiết đồng thời là cơ sở để tiếp tục cho thuê hoặc thu hồi, liệu có xảy ra cơ chế xin cho, thưa ông? Tôi nghĩ ở đây không có cơ chế xin cho. Kết quả kiểm kê sẽ là cơ sở để xác định tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có hai đối tượng được quan tâm là: các tổ chức đơn vị đó đã có quyết định giao đất, cho thuê đất muốn chuyển mục đích sử dụng nếu phù hợp với quy hoạch sẽ được xem xét; thứ hai các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa có quyết định giao đất, sẽ xem xét mục đích sử dụng đất nếu phù hợp thì sẽ giao đất.
*
Ông đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất trên địa bàn Hà Nội hiện nay? Tôi thấy không có vấn đề gì lớn!
*
Nhưng trên thực tế một số tổ chức được nhà nước giao quản lý đất nhưng lại cho thuê mặt bằng, kiốt hay chuyển nhượng thay vì phục vụ vào mục đích được giao? Đây lại là phạm trù khác. hiện nay nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Chẳng hạn ngay Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi chúng tôi sáp nhập, chính phủ cho phép thu gom về một đầu mối, nhà nước không cấp tiền xây trụ sở mới mà cho phép bán các diện tích đất nhỏ lẻ, hoặc cho thuê để xây mới.
Đừng thấy hiện tượng cho thuê kiốt hoặc thấy xây nhà cao tầng hay bán đất mà nghĩ sử dụng sai mục đích. Phải xem xét họ làm việc đó vào thời điểm nào thì mới xác định được làm sai hay không. Tuy nhiên đây là đợt rà soát lại chi tiết nên thế nào cũng có các tổ chức sử dụng sai mục đích.
*
Xin cảm ơn ông.Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: