Top

Vụ "8 năm phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng": Sẽ thu hồi tiền sang, bán đất trái phép của cán bộ

Cập nhật 13/04/2008 08:00

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Trương Quốc Tuấn trả lời xung quanh vụ "8 năm phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng".

* Vì sao kiểm tra nhiều lần, chấn chỉnh nhiều lần mà tứ giác Long Xuyên vẫn là điểm nóng về tranh chấp đất đai?

Trước đây, Quân khu 9 quản lý đất thì có hợp đồng giao khoán thời hạn năm năm cho cả ngàn hộ dân đến từ khắp các tỉnh ĐBSCL. Khi quân khu giao lại đất cho tỉnh thì bàn giao cả hiện trạng như thế, nhiều hộ dân khai thác đã trên năm năm, bây giờ trở thành đất thuộc, họ không chịu giao đất dù đã hết hợp đồng. Lại có nhiều trường hợp đã giao đất, tỉnh cấp lại cho người không có đất, thì chủ cũ nhảy vào tranh chấp theo kiểu "nghe nói ngày xưa ông nội tôi có sản xuất trên vùng đất này, nên bây giờ tôi cũng có quyền thừa kế" làm tình hình phức tạp thêm.

Năm 2006 tỉnh ủy đã chỉ đạo kiểm tra toàn bộ và qua năm 2007 lại tổng kiểm tra chấn chỉnh một lần nữa. Tuy nhiên do tình hình phức tạp nên làm chưa "ngon" lắm. Nhưng khó đến đâu cũng phải "xử" chứ không thể để kéo dài mãi.

* Và cả cán bộ cũng giành đất với dân nghèo?

Hồi ấy tỉnh cũng có chủ trương cho cán bộ chưa có đất được kê khai yêu cầu sử dụng đất để xét giao cấp đất. Khi được giao đất, được cấp sổ đỏ, cán bộ mình lại không vào nhận đất ngay. Thấy đất để không, dân vào bao chiếm, lúc đó cán bộ mới vào chìa sổ đỏ ra, dẫn tới hiểu lầm là chính quyền lấy đất của dân đang sản xuất ổn định để cấp cho cán bộ.

Giải quyết tranh chấp này cũng gặp nhiều khó khăn. Theo lẽ đất phải trả cho người có giấy đỏ, sau đó xem xét nếu bên bao chiếm đất thật sự có nhu cầu sử dụng đất thì tìm quĩ đất để cấp cho họ sinh sống, không để họ trắng tay.

* Nhưng thưa ông, trên thực tế có nhiều cán bộ được cấp đất xong lại bán hoặc cho dân nghèo thuê lại?

Lợi dụng chủ trương ai không có đất, nếu có nhu cầu sử dụng chính đáng thì đều được cấp. Nhiều ông cán bộ không có nhu cầu cũng kê khai, trong khi cấp quản lý lại kiểm tra, quản lý không xuể, dẫn tới cấp quá nhu cầu, cấp sai đối tượng. Cho nên tỉnh đã chỉ đạo chấn chỉnh: cán bộ nào có làm, có nhu cầu thì cấp đúng hạn điền 3ha; còn lại thì làm thủ tục cho thuê.

Đối với những trường hợp cán bộ đã sang bán thì phải giao nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính. Đối với bên mua đất, nếu đã thật sự sản xuất thì được cấp giấy đỏ sử dụng lâu dài theo Luật đất đai hiện hành; còn nếu không sử dụng cũng phải thu hồi để cấp lại cho người có nhu cầu và chưa có đất.

* Trách nhiệm này thuộc về ai và bao giờ tỉnh mới giải quyết dứt điểm việc cấp đất cho dân theo chỉ đạo của Thủ tướng?

Trách nhiệm thuộc về nhiều bên. Trong đó chính quyền buông lỏng quản lý, quản lý không sâu sát, xét duyệt dễ dãi, thiếu kiểm tra. Tôi đã yêu cầu từng tổ chức, cá nhân cán bộ khẩn trương thực hiện các yêu cầu theo kết luận phúc tra đã ban hành trước đây.

Tổ chức, cá nhân nào chưa kê khai và báo cáo kết quả quản lý, sử dụng đất đai được giao cấp trong vùng tứ giác Long Xuyên thì phải xử lý dứt điểm, chậm nhất là cuối quí 3-2008. Tỉnh ủy cũng đề nghị và được Quân khu 9 đồng ý giao thêm hơn 1.000ha đất để giao cấp cho người dân chưa có