Hà Nội hiện có 23 khu chung cư cũ, hầu hết được xây dựng từ những năm 1960 - 1970 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp, hư hỏng cần xây dựng lại. Thành phố đang triển khai thực hiện thí điểm cải tạo 2 khu chung cư cũ là Kim Liên và Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai có nhiều vướng mắc và đặc biệt là vẫn thiếu một khung pháp lý cho hoạt động cải tạo chung cư.
Thực tế, trong mấy năm qua, các cơ quan chức năng của thành phố đã có hàng chục lần dự thảo về Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hỏng, xuống cấp trên địa bàn Hà Nội… nhưng đáng tiếc là vẫn chưa đi được đến quyết định cuối cùng.
Chiều ngày 4/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Công Khôi đã có cuộc làm việc với các sở, ban ngành tiếp tục thảo luận về dự thảo Quy chế và đặc biệt là xem xét ý kiến đóng góp của cơ quan Mặt trận Tổ quốc.
Xã hội hóa đầu tư như thế nào?
Theo dự thảo Quy chế: Cải tạo, xây dựng lại các chung cư bị hư hỏng, xuống cấp là dự án chỉnh trang đô thị và mang tính xã hội cao, được thực hiện đồng bộ theo dự án tổng thể trên cơ sở quy hoạch chi tiết được UBND thành phố phê duyệt trước hết nhằm đáp ứng đủ quỹ nhà để phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ. Cải tạo, xây dựng lại các chung cư bị hư hỏng, xuống cấp được tiến hành theo phương thức xã hội hóa. Thành phố khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho công tác lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, đầu tư một số hạng mục công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu; việc hỗ trợ được xác định cho từng dự án cụ thể và được thể hiện ngay trong hồ sơ mời thầu….
Dự án, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận, đảm bảo 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà ở hợp pháp trong phạm vi dự án đồng tình với phương án di chuyển, tạm cư, tái định cư được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quận, huyện phê duyệt thông qua các văn bản có chữ ký của các hộ gia đình, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận.
Tuy nhiên, theo góp ý của cơ quan Mặt trận Tổ quốc vào dự thảo Quy chế: để triển khai việc xã hội hóa đầu tư, người dân được quyền tham gia bỏ tiền, góp vốn với chủ đầu tư để xây dựng dự án và cùng chia lợi. Theo Phó Chủ tịch Hoàng Công Khôi, đây cũng là một ý kiến đáng ghi nhận, tuy nhiên nếu để người dân tham gia góp vốn sẽ rất nhùng nhằng, phức tạp kéo dài thời gian triển khai dự án. Trong khi đó, theo Nghị định 34 của Chính Phủ, đến năm 2015, cả nước phải hoàn tất việc cải tạo lại các chung cư cũ, nát, hư hỏng.
Ông Vũ Văn Hậu - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất cũng cho rằng: doanh nghiệp khi tham gia vào dự án đầu tư, phải ứng trước tiền vốn để xây dựng, đây chính là yếu tố xã hội hóa. Còn người dân cũng đã được hưởng quyền lợi của mình, đó là khi dự án hoàn thành, người dân được nhận lại diện tích tái định cư có hệ số gấp 1,3 diện tích cũ. Do vậy, xã hội hóa đầu tư không phải là để các hộ dân tham gia góp vốn vào.
Qua rất nhiều khó khăn trong khâu GPMB, mới đây dự án phá dỡ, xây
lại nhà chung cư cao tầng B14 Kim Liên mới có thể động thổ được.
Thiết kế xây dựng chung cư B14, Kim Liên mới.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: