Liên quan đến những bất ổn của thị trường bất động sản trong thời gian qua, sau khi Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng có chỉ đạo vẫn duy trì cho vay bất động sản nhưng có sự chọn lọc để kiểm soát nạn đầu cơ gây rối loạn thị trường thì Bộ Xây dựng cũng soạn thảo văn bản nêu thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản để trình Chính phủ xem xét. Ngoài ra, trong buổi hội thảo bất động sản diễn ra hôm 15-3 vừa qua, Bộ Xây dựng đã cùng doanh nghiệp luận bàn nhiều vấn đề liên quan đến bất động sản để tìm lối đi đúng hướng…
Kiểm soát chặt việc mua bán
Không khí tại buổi hội thảo tiếp tục được hâm nóng bằng những bức xúc của các doanh nghiệp, chủ yếu là những quyết sách “đùng một cái” của các cơ quan Nhà nước khiến cho thị trường bất động sản bị chao đảo.
Nhiều doanh nghiệp đã cùng lên tiếng, để thị trường phục hồi sau cơn “địa chấn” thì cần hoãn việc đánh thuế lũy tiến, sớm ban hành quy định cụ thể cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà, đặc biệt là nên cân nhắc kỹ các quyết sách trước khi đưa vào áp dụng thực tế.
Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu từng nhận định, để đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển bền vững và lâu dài, Nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ, hợp lý. Thị trường bất động sản rất nhạy cảm, khi phát triển nóng thì cần “hãm” lại nhưng cũng không nên mạnh tay quá, bởi như vậy sẽ dễ bị đóng băng, không tốt cho nền kinh tế. Theo ông Châu, để chống hiện tượng đầu cơ, thay vì đánh thuế lũy tiến, Nhà nước nên đánh thuế tài sản sẽ có tác động kích thích tốt hơn đối với thị trường.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng kiến nghị cần đánh thuế lũy tiến đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản nhà đất lớn hơn mức trung bình của xã hội (diện tích sử dụng đất lớn, diện tích nhà ở lớn...) và đối với hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhiều tài sản nhà đất nhằm khuyến khích đưa tài sản nhà, đất vào sử dụng.
Bộ Xây dựng cũng xem xét đến các trường hợp nhà, đất được đưa vào kinh doanh đã nộp thuế kinh doanh hoặc thuế thu nhập thì không bị đánh thuế lũy tiến và mức thuế chuyển nhượng bất động sản cũng được kiến nghị giảm xuống 1% (thay cho 4% như hiện nay).
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề nghị không thu thuế thu nhập cá nhân do bán nhà hoặc có thể gộp thuế chuyển nhượng bất động sản với thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Và để hạn chế đầu cơ, cần đánh thuế với thuế suất cao đối với những trường hợp cá nhân, hộ gia đình bán nhà đất trong vòng 2 năm kể từ khi mua. Mức thuế cụ thể đối với trường hợp này là 25 - 28% trên mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Cũng tại buổi hội thảo, Bộ Xây dựng đã lấy ý kiến các doanh nghiệp về dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 153 (Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản). Theo dự thảo, tất cả các giao dịch chuyển nhượng sản phẩm nhà đất do các doanh nghiệp bán ra tại các dự án đều phải thông qua sàn giao dịch.
Dù Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 153 đều không quy định rằng những trường hợp cá nhân giao dịch với nhau phải thông qua sàn nhưng dự thảo thông tư quy định thêm: Trường hợp hàng hóa bất động sản chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện đăng ký giao dịch qua sàn hoặc trung tâm giao dịch bất động sản.
Theo Bộ Xây dựng, các sàn giao dịch bất động sản sau khi đủ điều kiện hoạt động phải thông qua Sở Xây dựng và hằng tháng phải tổng hợp báo cáo về tình hình giao dịch tại sàn để Sở báo cáo về cho Bộ Xây dựng. Thêm nữa, để chuyển nhượng bất động sản, khách hàng phải ký hợp đồng với sàn giao dịch.
Sàn giao dịch bất động sản phải đưa thông tin chuyển nhượng sản phẩm ít nhất 3 lần trên các phương tiện thông tin báo, đài nơi dự án tọa lạc và website của mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam. Về việc hoàn thiện chính sách tín dụng để “bơm” cho cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư các dự án thật sự được vay vốn, phát triển việc xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội, văn phòng, khu thương mại...
Ưu tiên phát triển nhà xã hội
Những hình ảnh như thế này sẽ không
tồn tại nữa!
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: