Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là lúc nền kinh tế đang có những bước phát triển vượt bậc, đầu tư nước ngoài đổ về nhiều cùng với lượng kiều hối tăng cao thì hiện tượng tăm giá nói chung và leo thang giá nhà đất nói riêng có lẽ cũng chẳng có gì khó hiểu.
Chúng ta lo cơn sốt thị trường nhà đất ảnh hưởng tới đời sống người tiêu dùng, phòng trường hợp vỡ bóng như đã từng nổ ra ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ những nhu cầu thực tế và cả những tính toán kinh doanh sẽ tiếp tục khiến thị trường thay đổi tới khi nó chạm tới vạch điều tiết của Nhà nước, nhất là sau việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị 01/2008-CT-TTg “hạ nhiệt” thị trường.
Từ cầu ảo
Trong thời gian qua, người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách không khỏi lo lắng về những cú “sốc” chung cư, nhà đất. Xét từng trường hợp việc tăng giá đột biện ở nhiều dự án nhà đất mang đậm tính chất đầu cơ, thổi giá. Từ những kinh nghiệm đúc kết được trong thị trường tài chính, nhưng với một quy mô nhỏ hơn, giới đầu cơ nhà đất chẳng khó khăn gì khi khoét sâu vào yếu điểm “lòng tham” của người tiêu dùng bằng chiêu xoay vòng kích giá ở những dự án nhà đất. Đó chính là cầu ảo!
Tuy nhiên, cảnh chen lấn xô đây tìm kiếm những chỗ đứng trong chung cư, trong thời đại bùng nổ thông tin, ngay lập tức kích thích tâm lý dự phòng, mua gom, hay đầu cơ ở cả nền kinh tế. Chẳng khác gì thị trường chứng khoán, sau mấy đợt sốt ảo, giá cả thị trường bất động sản bắt đầu nóng dần khi rất nhiều nhà đầu tư đổ tiền tìm kiếm lợi nhuận. Bản thân tôi, trước sức hút của lợi nhuận cũng tìm tới những mối quan hệ quen biết trong lĩnh vực nhà đất để dò hỏi. Nhưng tới sau những những cuộc trò chuyện, phán đoán, cho tới lúc này, cảm quan vẫn chặn bước tôi vào những cuộc phiêu lưu mới.
Thị trường nhà đất, nhất là nhà đất các trung tâm kinh tế lớn nóng lên do hàng năm có cả chục nghìn người “đổ bộ” vào thành phố. Nó nóng lên bởi những con số tăng trưởng kinh tế, bởi lượng vốn đầu tư, cả trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ về, nóng lên bởi kiều hối và những chính sách mở cửa với Người VN ở nước ngoài. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, thị trường chứng khoán nhà đất nóng lên bởi các bàn tay thao túng. Chỉ có điều, thị trường chứng khoán dường như đang bị chi phối bởi các quỹ đầu tư ngoại, còn thị trường nhà đất lại do các DN nắm dự án điều khiển.
Một yếu tố nữa dẫn tới sự bùng nổ của thị trường nhà đất, đó là làn sóng ra đời của các Cty bất động sản. Từ những tập đoàn tài chính, ngân hàng hay nhỏ hơn là các DN cổ phần, đâu đâu người ta cũng thấy xuất hiện những Cty bất động sản phụ trợ. Phải chăng giai đoạn đầu cổ phần, do chưa thẩm thấu hết vốn huy động nên bơm tiền vào bất động sản là giải pháp ưu việt nhất?
Đến cầu thực
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa thị trường tăng giả tạo, bởi trên thực tế có rất nhiều yếu tố khiến nhu cầu về nhà đất, nhất là các khu đô thị mới tăng cao. Xét theo khía cạnh lịch sử, sự thiếu vắng tầm nhìn trong phát triển đô thị đang đẩy giá nhà đất, nhất là đất dự án tăng cao.
Nếu nhìn vào bức tranh nhà đất ở hai trung tâm lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội người ta dễ nhận thấy sẽ có những biến động lớn trong thời gian tới. Khi mà, kinh tế tăng cao, cùng với lượng người nhập cư dạng KT3 đổ về ngày càng nhiều, thì yếu tố đi lại cũng đang tác động lớn tới giá cả thị trường. Không ít người có nhà nhưng vẫn tìm kiếm những căn hộ, hay ngôi nhà thuận tiện cho việc để cất xe hơi. Bởi thế, việc găm đất ở quận vành đai rộng rãi, hay các trung tâm mới như Mỹ Đình ở Hà Nội và dọc sông Sài Gòn trở thành mốt, thành bước đi đón đầu của những hộ dư tiền.
Ở TP HCM, nơi đất chẳng hẹp nhưng người rất đông, việc tìm kiếm đất đai rộng rãi có lẽ xa tầm với của nhiều người, và giải pháp chung cư xem ra là thích hợp hơn cả. Chính vì thế, khi ở Hà Nội, người ta đã quá quen với những chung cư mới thì ở TP HCM lúc này mới là lúc bùng nổ các block bêtông. Với những cơ quan, Cty chiếm hữu mặt bằng trong thành phố thì nay chỉ cần sắp xếp hay di chuyến sản xuất là có thể hốt vàng nhờ những dự án cao ốc mới.
“Sài Gòn đang bùng nổ cao ốc” đó là tít đề được nhiều tờ báo chạy trên trang nhất khi nhìn nhận về xu hướng “nhà cửa thời xe hơi” của người dân trung tâm kinh tế lớn nhất nước này. Ở Hà Nội, nhờ những dự án mở rộng đô thị và đặc biệt là sau khi có thông tin mở rộng Thủ đô lên gấp 3 lần hiện tại, việc tìm kiếm chung cư, nhà cửa tiện cho việc để xe cộ cũng chẳng kém sôi động. Ít tiền, ít thông tin, và đôi lúc là ít mò mẫm thì có lẽ một căn hộ chung cư cũng là điều lý tưởng. Nhưng với không ít người, nhất là những người làm ăn thành đạt thì những biệt thự, hay lô đất ở những đô thị mới mới là điểm hấp dẫn.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: