Ba năm trước đây, hơn 300 hộ dân đồng bào Cà Tu hớn hở đến với khu tái định cư (TĐC) tại huyện Đông Giang và Tây Giang theo kế hoạch di dân của tỉnh Quảng Nam thì giờ đây, những con người ấy lại lần lượt khăn gói trở về với núi rừng xưa kia. Chính sách của Ban Quản lý thủy điện A Vương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung có vấn đề?
Nhọc nhằn... “phố mới”
Giải thích về vấn đề trên, ông Ngô Văn Minh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Nam thừa nhận: “Người dân Cà Tu bỏ khu TĐC, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các cấp chính quyền địa phương và Ban Quản lý thủy điện A Vương”.
Hiện đã có 6 hộ với hơn 30 nhân khẩu bỏ nhà không, nguyên nhân chủ yếu là dò tình trạng sạt lở đất đe dọa nhà cửa và tính mạng. Hiện nay, ở thôn Tà Reng, thuộc khu PachêPalanh đã có 8/47 ngôi nhà nằm trong tình trạng “báo động đỏ” và có nguy cơ biến mất trong nay mai. Mặc dù mới được đưa vào sử dụng nhưng hầu hết các cầu thang lên xuống nhà đã bị mục nát, hư hỏng.
Nghiêm trọng hơn, nhiều đoạn ở khu vực sát nhà dân đã bị sạt lở, xói mòn “ăn” sâu hoắm vào sườn núi với hàng trăm đường xẻ dọc. Điều đáng nói là có nhiều dãy nhà mới chưa được 3 năm nay đã chuồi ra mép vực, không ai dám chắc nó đứng vững được qua mùa mưa năm nay.
Không chỉ nhà, hầu hết các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm bị băm vằm bởi những rãnh nước “không chịu chảy theo thiết kế”. Một số hộ dân tỏ ra bức xúc: “Đường xây dựng chưa được bao lâu nhưng xem ra không bằng đường rừng, chúng tôi bước ra khỏi nhà là gặp “ổ voi, ổ chuột” giăng khắp mọi nơi.
Nếu một ai đó đi không cẩn thận thì bị rơi xuống khe núi là chuyện thường...”. Tương tự, tại Trường Tiểu học Mà Cooih mới đưa vào sử dụng tại khu TĐC này, cũng bị nhiều vết nứt hàng mét, trẻ em không dám đến lớp vì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sập tường.
Điều bức xúc nhất là nước sinh hoạt lúc có lúc không và tất cả các cống thoát nước đều không đảm bảo nên mỗi khi mưa lũ tràn về các loại nước thải tràn ra đường, xộc vào cả nhà dân.
Bà Lê Thị Mai Chanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỏ ra lo lắng: “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, đặc biệt là Ban Quản lý thủy điện A Vương nhưng đến nay những bức xúc, kiến nghị đó của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết”.
Chưa thể tự sống
Được biết, sau khi di dân về khu TĐC, mỗi gia đình chỉ được trên dưới 400m2, lại được quy hoạch, xây dựng như phố nên không thể trồng trọt hay chăn nuôi. Tầng đất màu mỡ nhất đã bị ủi đi, trơ lại đó là những mảnh đất khô cằn sỏi đá.
Theo các hộ dân ở đây thì trước kia, ở làng cũ, quanh nhà cây trái, rau đậu xanh tươi, gà heo chăn thả tự do mập ú, cá dưới sông A Vương dồi dào... còn bây giờ trăm thứ đều phải mua.
Toàn cảnh Khu tái định cư thủy điện A Vương.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: