Hôm qua (6 -5), Bộ Tài Nguyên - Môi trường tiếp tục lấy ý kiến của hơn 200 doanh nghiệp (DN) ở các tỉnh thành phía nam, có khoảng 17 ý kiến tập trung vào các vấn đề nổi bật liên quan đến luật đất đai và thị trường bất động sản như: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; tài chính về đất đai và giá đất; bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất xuống 10 - 20%... Những kiến nghị của các DN sẽ được Ban dự thảo tổng hợp trình lên Chính phủ vào tháng 7 tới.
Doanh nghiệp muốn tự thỏa thuận đền bù
Nhiều doanh nghiệp ủng hộ nên giữ phương thức để chủ đầu tư tự thỏa thuận thu hồi đất trong những dự án kinh tế. Bởi theo các DN, nếu để các trung tâm khai thác và phát triển quỹ đất triển khai đền bù thì sẽ rất chậm và liệu tổ chức đó có cung cấp đủ diện tích đất cho DN đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hay không? Đồng thời nguồn vốn để đền bù cho hàng trăm dự án là rất lớn. Trong khi đó, mỗi DN có khoảng vài ba dự án nên sẽ chủ động về vốn để đền bù thỏa thuận với dân, từ đó sẽ đẩy nhanh tiến độ đền bù.
Một DN tư nhân ở Đồng Tháp kiến nghị: Nhà nước nên lo việc quản lý chung, chỉ hỗ trợ cho DN về mặt pháp lý để DN tự thỏa thuận đền bù. Nên bỏ phương án thành lập Công ty và Qũy phát triển nhà đất. Liên quan đến khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, đại diện DN ở Biên Hòa bức xúc, khi chúng tôi tiến hành đền bù giải tỏa được hơn 2/3 dự án, chỉ còn một số hộ không chịu nhận tiền đền bù, đòi giá cao gấp ba so với giá bồi thường, làm cho DN gặp khó khăn. Thiết nghĩ khi DN đã đền bù khoảng 60 - 80% dự án mà không thể làm đươc nữa bởi do một số hộ không chịu giá đền bù, nên thời điểm này các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để “giải cứu” DN. Hầu hết DN đều nhất trí với đề nghị này.
Tiến sĩ Đỗ Thị Loan - Tổng Thư lý Hiệp hội bất động sản TP HCM (HOREA) phát biểu, khi DN đã đền bù được 60 - 80% diện tích dự án mà gặp khó khăn thì nhà nước sẽ thu hồi phần còn lại để xử lý và sớm giao cho DN đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Loan cần có chế tài mạnh đối với những dự án treo vì có một số chủ đầu tư được giao đất từ năm 2001, mãi đến 3 - 4 năm sau cũng chưa làm xong hạ tầng, đến thời hạn giao nền cho khách hàng thì hứa hẹn. Nên việc giao đất cho chủ đầu tư cần cân nhắc, tính toán kỹ về kinh nghiệm, năng lực tài chính của chủ đầu tư và không nên giao đất cho từng trường hợp, đơn vị nhỏ lẻ.
Thành lập tổ chức thẩm định giá để tính giá bồi thường.
Cần có cơ quan thẩm định giá để tính
giá bồi thường hợp lý. Ảnh: Thanh Niên.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: