Nếu để tình trạng các địa phương vì chạy theo số lượng mà thu hút đầu tư FDI bằng bất kỳ giá nào, cạnh tranh lẫn nhau, sẽ khó tránh được tình trạng quyền lợi của đất nước bị thua thiệt, phần lớn lợi nhuận sẽ chạy vào túi nhà đầu tư.
Khoảng một nửa trong tổng số 60 tỷ đô la FDI cam kết vào Việt Nam tập trung vào các dự án bất động sản, trong đó có những địa phương con số này lên tới 80-90% các dự án, gây nên phản ứng trái ngược nhau. Trong khi một số chuyên gia kinh tế hàng đầu tỏ ra lo ngại, thì các quan chức có trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài lại hài lòng với con số đó và cho rằng không có gì phải lo lắng.
Vì sao FDI tập trung vào bất động sản
Trước khi bàn luận xem hiện tượng này đáng mừng hay đáng lo, hãy thử tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao thời gian qua FDI lại tập trung nhiều vào lĩnh vực này như vậy?
1. Tiềm năng lợi nhuận kì vọng
Có lẽ câu trả lời đầu tiên là tiềm năng lợi nhuận mà các nhà đầu tư kỳ vọng. Đối với nhà đầu tư, mục tiêu hàng đầu, và nhiều khi là duy nhất vẫn là lợi nhuận. Ở đâu có khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn, thì đầu tư vào đó. Đấy cũng chính là cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý nhất, hiệu quả nhất của kinh tế thị trường.
Các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài nhìn thấy ở Việt Nam tiềm năng mang lại lợi nhuận cao hơn ở một số nơi khác trong khu vực hay trên thế giới. Điều này được xác định qua đánh giá của nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài trong một hội nghị mới đây tại Tp. HCM về triển vọng đầu tư tại Việt Nam.
Trong khi đó, thị trường bất động sản ở khu vực, nhất là lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ cao cấp, phát triển từ nhiều năm nay, đã tới mức bão hoà, khó mang lại lợi nhuận đột biến.
Các nhà quản lý ở Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về con số FDI kỷ lục, và tự hào rằng Việt Nam vẫn chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư, và về sự ổn định ở Việt Nam. Quả vậy, Việt Nam không có những lộn xộn làm du khách phải lo lắng như những gì đã xảy tại Thái Lan. Ngay cả khách du lịch Việt Nam cũng phải huỷ tour sang đó. Hay như vụ khủng bố cách đây mấy năm tại Bali, Indonesia làm mấy trăm du khách nước ngoài thiệt mạng. Hơn nữa, việc xây dựng các resort ven biển ở Việt Nam có những lợi thế hiếm có do thiên nhiên ban tặng, các bãi biển tuyệt vời, thời tiết nắng ấm quanh năm, gần các tuyến giao thông thuỷ quốc tế…
2. Trung Quốc hạn chế FDI đầu tư vào bất động sản
Một lý do quan trọng nữa là việc Trung Quốc, nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới, đã hạn chế và thậm chí cấm FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
Theo luật sư Mỹ Steven Dickinson, thuộc Công ty Luật Harris & Moure, chuyên gia tư vấn các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ở Trung Quốc, đầu tháng 11/2007, Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung quốc (NDRC) đã ban hành danh mục sửa đổi hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, gọi là Danh mục sửa đổi năm 2007, với những thay đổi to lớn về chính sách đối với các loại hình đầu tư nước ngoài được “khuyến khích”, “hạn chế” và “cấm”.
Theo Bản hướng dẫn sửa đổi này của NDRC, đầu tư nước ngoài vào bất động sản, vào các công ty môi giới bất động sản, xây dựng và vận hành các khách sạn cao cấp, biệt thự, văn phòng cho thuê, trung tâm hội nghị bị hạn chế tối đa, và theo luật sư Steven Dickinson, có nghĩa là cấm hoàn toàn. (1)
Ở đây không luận bàn tại sao Trung Quốc lại đột ngột cấm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, mặc dù hoạt động của FDI không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động sản trong nước của họ. Tuy nhiên, khi một thị trường đầu tư rộng lớn, lại ngay ở liền kề Việt Nam, bị đóng cửa, thì lượng đầu tư chạy sang Việt Nam là điều dễ hiểu.
Như vậy, có thể chúng ta không cần làm gì nhiều để thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản, thì nó đã tự tìm đến!
Những lợi ích trước mắt
Việc một lượng rất lớn FDI được cam kết vào bất động sản trong thời gian ngắn có thể là ngẫu nhiên. Khi đầu tư nhiều triệu đô la, thậm chí hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la vào một dự án, không một nhà đầu tư nào có thể quyết định trong vòng vài tháng trời. Chắc chắn họ đã nghiên cứu, tính toán, thẩm định, và quyết định từ trước; bây giờ chỉ là lúc công khai quyết định đó mà thôi.
Theo tôi, lượng lớn FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản vừa mừng và vừa lo.
Mừng vì nó có thể góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt khá nghiêm trọng khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp hiện nay.
Cả hai lĩnh vực bất động sản thu hút nhiều FDI trong thời gian vừa qua là khách sạn - du lịch, căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê đang rất thiếu và tạo ra mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu ở nước ta, do đó đẩy giá dịch vụ của hai lĩnh vực này lên cao vô lý. Việc này gây bất lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp liên quan và người tiêu dùng nói riêng.
Về văn phòng cho thuê:
Thời gian qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về số lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu về văn phòng tăng lên mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung ở các thành phố lớn, nơi có nhiều doanh nghiệp, diện tích văn phòng cho thuê không tăng lên kịp. Do đó giá thuê văn phòng tăng lên ngất ngưởng, đẩy một loại chi phí khá quan trọng của doanh nghiệp tăng theo.
Về lâu dài, các doanh nghiệp đều muốn chuyển trụ sở vào các khu văn phòng tập trung, vì như vậy thuận tiện hơn cho kinh doanh. Hiện nay, không chỉ doanh nghiệp nước ngoài mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng theo hướng đó. Tuy nhiên, vì giá thuê văn phòng quá cao, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc phải cố chịu, hoặc phải đặt văn phòng ở những nơi không thuận lợi cho kinh doanh, như khu dân cư, hay thuê các nhà ngoài phố mà thường rất không ổn định.
Nếu tăng cung, giảm được giá ở khu vực này, là góp phần tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về khách sạn du lịch:
Cũng như văn phòng cho thuê, hệ thống khách sạn, nhất là khách sạn cao cấp, ở các thành phố lớn, các khu du lịch thiếu trầm trọng. Vì thế giá phòng khách sạn mấy năm qua tăng với tốc độ phi mã, cùng với sự gia tăng mạnh số khách du lịch trong và ngoài nước.
Tình trạng các công ty lữ hành phải huỷ tour vì không đặt được khách sạn, hoặc phải chấp nhận giá cao vô lý khá phổ biến trong vài năm lại đây, nhất là vào mùa cao điểm của du lịch. Ở những nước cung cầu về khách sạn tương đối cân bằng, khách sạn thường là đối tác cộng sinh của các công ty lữ hành.
Nhưng ở Việt Nam, các công ty lữ hành phải coi khách sạn là “thượng đế của mình”; trong nhiều trường hợp phải vận dụng đủ kiểu quan hệ để có được phòng cho khách. Các loại hợp đồng chiến lược, hợp đồng lâu dài mà các khách sạn thường ký với các công ty lữ hành vào thời buổi họ không có nhiều khách, nay họ đơn phương huỷ bỏ.
Cuối cùng khách du lịch vào Việt Nam phải chịu giá dịch vụ khách sạn rất cao, và trong nhiều trường hợp họ đã chuyển sang du lịch các nước khác như Thái lan, Malaysia...
Căn hộ:
Do tình trạng mất cân đối về cung cầu, mà lĩnh vực “căn hộ”
cao cấp đã trở thành lĩnh vực nóng. Ảnh: dsiviet.com.vn.
Với giá đất thấp, các công ty lớn có tiềm năng tài chính mạnh,
có thể bỏ tiền ra chiếm cả một vùng bãi biển, tạo thế độc quyền
trong tương lai.
Ảnh minh họa: camnanggiadinh.com.vn.
DiaOcOnline.vn - Theo Tuần Việt Nam
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: