"Việc đầu tư xây dựng sân golf chỉ cần làm theo Luật Đất đai, không cần phải có thêm Luật Quy hoạch. Điều này không cần thiết".
Không được làm trên đất nông nghiệp
Mới đây, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Việc muốn xây 5 sân hay 10 sân golf là do địa phương quyết định, hiệu quả do nhà đầu tư tính toán chứ nhà nước không nên can thiệp.
Việc này còn phụ thuộc vào thị trường, thị trường người ta thấy hiệu quả thì người ta làm. Đất cát, đất sình lầy, đất không khai thác thì tại sao mình lại hạn chế để cho hay không cho”.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ KHĐT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương trình đề nghị xây dựng Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trình Chính phủ xem xét, quyết định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 12/2, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết: "Theo tôi, sân golf cũng là một nhu cầu. Tôi đi một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, lượng sân golf của họ cũng khá nhiều, nhưng họ làm trên sườn núi.
Quy hoạch đến năm 2020, cả nước có 96 dự án sân golf.
|
Điều đó chứng tỏ sân golf có thể làm. Nhưng Nhà nước chỉ cần thông qua Luật Đất đai chứ không phải Luật quy hoạch. Luật Đất đai cấm không làm sân golf trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, còn doanh nghiệp đầu tư trên bãi biển, bãi cát, làm trên đồi núi đều có thể cân nhắc.
Tuy nhiên, thực tế, có tới 80% diện tích sân golf hiện nay lấn vào đất nông nghiệp, 2/3 diện tích trung bình các dự án được dùng để xây xây biệt thự, theo tôi, đây thực chất là kinh doanh bất động sản.
Bộ TN-MT cũng từng thừa nhận chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi phân cấp cấp phép dự án sân golf cho địa phương, số lượng sân golf đã bùng nổ gấp 3 lần so với 14 năm Trung ương quản lý.
Không những thế, đa số các sân golf đều được cấp vượt quá nhiều lần diện tích quy định, lấn đất trồng lúa, chiếm cả quỹ đất dành cho du lịch, thể dục thể thao...
Cho nên, theo tôi, Luật Quy hoạch không nên quản quy hoạch sân golf vì thứ nhất, nó chỉ là một nhánh thị trường nhỏ bé so với thị trường khác; thứ hai, nó do thị trường quyết định chứ không do chính quyền quyết định, chính quyền quyết định các khu dân cư, các khu hạ tầng, còn đây là thị trường.
Nếu không đúng thị trường thì sẽ phá sản còn nhà nước quản lý hai việc: một là, đất không được dùng đất nông nghiệp; hai là, phải xử lý thu gom nước thải. Bởi vì sân golf để duy trì cỏ xanh tốt thì phải dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu nên phải tưới, khi tưới phân hóa học, thuốc trừ sâu sẽ thành nước thải.
Bình thường phải thu gom nước thải này vào một chỗ, thu gom xong thì phải xử lý rồi mới thoát ra ngoài. Về môi trường phải quản lý 2 thứ, đất đai không lãng phí, môi trường bảo đảm".
Bên cạnh đó, theo ông Liêm, người ta không cần quy hoạch chuyên ngành mà là quy hoạch tổng thể, nghĩa là phối hợp nhiều loại phát triển lại. Đặc biệt, xây dựng sân golf phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, chứ không thể theo một quy hoạch cố định.
Không cần đưa vào Luật
Ở góc độ khác, ông Liêm khá thấy lạ khi đưa kinh doanh sân golf thành ngành kinh doanh thông thường có điều kiện. Theo ông, đừng thấy cái gì cũng đưa vào Luật, vì Luật là phải phù hợp, nếu không phù hợp thì có Luật cũng như không.
Nếu kinh doanh sân golf yêu cầu có điều kiện thì các điều kiện sẽ được đặt ra một cách chặt chẽ, để đảm bảo tài nguyên đất đai được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hay không, ai quản lý, nếu địa phương quản lý thì có đảm bảo khách quan, minh bạch.
"Tôi nghĩ, không chỉ là điều kiện, mà cả chế tài cũng sẽ phải khắt khe, vì kinh doanh sân golf liên quan đến tài nguyên đất đai của quốc gia", ông Liêm nhấn mạnh.
Về mặt kinh doanh, các động thái đầu tư sân golf cũng được xem là nhằm đón đầu xu thế giải trí của các nhà quản trị cao cấp nước ngoài, khi dòng vốn đầu tư vào Việt Nam được dự đoán ngày càng sẽ cải thiện đáng kể. Số người chơi golf ở Việt Nam hiện khoảng 15.000 người, đa phần là người nước ngoài.
Thế nhưng, nếu không quản lý tốt hàng triệu người nghèo có đất sẽ thất nghiệp phục vụ cho nhu cầu giải trí của giới nhà giàu.
Trong khi các nhà đầu tư không chỉ dễ dàng vượt qua các thủ tục thẩm định phức tạp, không cần đầu tư nhà xưởng, thiết bị như các ngành nghề khác, mà vẫn được phép “thu hồi” một diện tích đất vô cùng lớn.
DiaOcOnline.vn - Theo Đất việt
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: