Với tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng đã được Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư đối dự án xén dải phân cách mở rộng mặt đường Vành đai 3 để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, áp lực về hạ tầng giao thông khu vực này càng lớn khi Hà Nội vừa phê duyệt thiết kế đô thị dọc hai bên tuyến đường với việc cho xây công trình cao tối đa 50 tầng để tạo điểm nhấn.
Sau các tuyến phố khác, Hà Nội tiếp tục có chủ trương xén dải phân cách đường Vành đai 3 để giảm ùn tắc giao thông.
Sau khi chi tiền tỷ để xén dải phân cách mở rộng đường lòng đường Nguyễn Chí Thanh, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tiếp tục đề xuất xén dải phân cách đường Vành đai 3 (đoạn đường từ Mai Dịch – Linh Đàm) nhằm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường này.
Cụ thể, đường Vành đai 3 đoạn từ nút giao Mai Dịch đến Cầu Dậu (Thanh Trì) sẽ được xén thảm cỏ để mở rộng mỗi bên khoảng 5m đường tương đương với khoảng 2 làn xe được mở rộng.
Trước đó, đường Vành đai 3 dưới thấp có dải phân cách lớn, chiếm một nửa diện tích mặt đường, lưu lượng tham gia giao thông ngày một nhiều trong đó có nguyên nhân từ cao ốc, chung cư cao tầng đang thi nhau xây lên hai bên đường.
Cao ốc, chung cư cao tầng mọc lên hai bên đường Vành đai 3 khiến lưu lượng tham gia giao thông ngày càng tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch thiết kế đô thị hai bên tuyến đường này, cho phép tiếp tục xây dựng nhà cao tầng dọc hai bên tuyến đường này thì thời gian tới khu vực này tiếp tục lâm vào tình cảnh ùn tắc và quá tải về hạ tầng.
Theo Sở GTVT Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Sở triển khai dự án xén dải phân cách giữa nhằm giảm ùn tắc cho đường vành đai 3 trong đó có trục giao thông chính như Khuất Duy Tiến, nút giao vành đai 3 - Trần Duy Hưng. Theo đó, trên cơ sở mặt bằng dải phân cách hiện có (tương đương với 4 làn xe) của đường Vành đai 3 dưới thấp, Sở GTVT sẽ thực hiện xén dải phân cách để mở rộng hai bên đường Khuất Duy Tiến, dự án đảm bảo cho mỗi chiều đường Khuất Duy Tiến có bề rộng từ 12 đến 20 mét. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2018.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quy hoạch và đô thị cho rằng, để giải quyết căn bản vấn đề ùn tắc cần phải có giải pháp "bắt" đúng bệnh là thực hiện nghiêm túc quy định không cho xây nhà cao tầng trong nội đô và di dời có hiệu quả các trụ sở, cơ quan ra khu vực ngoại thành. Bởi các giải pháp bịt ngã ba, ngã tư và xén vỉa hè Hà Nội làm cả chục năm nay đã không còn phát huy nhiều hiệu quả.
Không phải chờ đến khi Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường vành đai 3 tỷ lệ 1/500 (đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển), được UBND TP Hà Nội phê duyệt, thực tế hiện nay dọc hai bên tuyến đường này hàng loạt cao ốc đã được 'mọc' lên. Đơn cử như khu đô thị Kim Văn-Kim Lũ cao từ 30-40 tầng; khu nhà cao tầng của tập đoàn Tân Hoàng Minh cao từ 35-46 tầng..., đua nhau bám dọc hai bên tuyến đường này. (Trong ảnh là khu nhà ở cao tầng với chiều cao 46 tầng của Tân Hoàng Minh).
Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, với Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 tỷ lệ 1/500 (đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt trong đó điểm nhấn là tổ hợp cụm công trình cao tầng phía Đông Nam đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long (40-50 tầng) thì việc chi hàng tỷ đồng xén dải phân cách hay mở rộng lòng đường cũng không giúp cho khu vực này tránh được tình trạng ùn tắc giao thông và quá tải hạ tầng trong thời gian tới.
DiaOcOnline.vn - Theo Tiền phong
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: