Có thể nói, chưa có lúc nào thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam lại có hồi kết ấn tượng như năm 2007. Ấn tượng bởi hàng hằng trăm người xếp hàng, chen lấn, xô đẩy nhau đặt cọc tiền cọc, mở tài khoản qua ngân hàng... để mua các căn hộ cao cấp (dù chưa biết hình hài dự án ra sao).
Ấn tượng bởi cú “tuýt còi” đúng lúc của các cơ quan chức năng buộc chủ đầu tư phải trả lại tiền đặt cọc, rồi một loạt biện pháp dự kiến khác như đánh thuế lũy tiến BĐS, thuế thu nhập cá nhân từ BĐS... khiến thị trường bất ngờ “ hạ nhiệt” vào những tháng cuối năm.
Trong vòng xoay đảo chiều 180 độ đó, thị trường BĐS Việt Nam sẽ phát triển ra sao trong năm 2008?.
Tốc độ 1
Theo nhận định của một số chuyên gia BĐS, thị trường BĐS trong năm 2008 sẽ chuyển biến theo hướng chậm và chắc, đặc biệt sẽ không xảy ra tình trạng sốt đất như năm 2007.
Tốc độ “chựng lại” của thị trường BĐS là do nhà đầu tư muốn nghe ngóng, kiểm chứng động thái của thị trường trước các chính sách mới của nhà nước. Tuy nhiên, sau một thời gian, các chính sách được các doanh nghiệp, người dân tiếp nhận, quen dần sẽ khiến thị trường dần dần đi vào ổn định.
Theo ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Công ty BĐS Vinaland, năm 2008 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của một loạt các dự án nhà có qui mô lớn từ 1.000 - 2.000 căn hộ, nguồn cung nhiều, nhưng giá nhà chưa thể hạ nhiệt được (do nhà đầu tư phải tính khấu trừ chi phí phải xây dựng phần móng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng).
Đó là chưa kể năm 2008, là thời điểm cận kề áp dụng thuế chuyển nhượng từ BĐS, giao dịch BĐS phải qua sàn... sẽ khiến nhà đầu tư tìm mọi cách chuyển các khoản tiền chênh lệch ấy vào khách hàng!
Ở TP.HCM, giá đất nền ở các quận 2, 9, 7 sẽ tiếp tục gia tăng mạnh (30 - 50%) sau khi cầu Thủ Thiêm hợp long.. Đặt biệt thông tin Chính phủ sắp cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà cũng góp phần kích giá đất ở các quận tiềm năng này.
Theo ông M.Townsend , Giám đốc điều hành Công ty quản lý BĐS CBRE Việt Nam, năm 2008, một loạt các dự án của Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, The Everich, Cantavil, River Garden... đi vào hoạt động sẽ kích cầu thị trường ở phân khúc dành cho khách hàng cao cấp và trung lưu.
Các dự án đầu tư vào căn hộ cho thuê cao cấp, văn phòng cho thuê, trung tâm bán lẻ, khách sạn, du lịch... sẽ tiếp tục “hút” các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sốt cao ốc văn phòng loại A tiếp tục gia tăng ở Hà Nội và TP.HCM, giá thuê văn phòng sẽ giao động mạnh từ 50 - 70 USD, thậm chí lên tới 100 USD/m2. Một số nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các cao ốc văn phòng xanh (tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường). Các căn hộ penthouse ( rên sân thượng, có tầm nhìn tốt ra bờ sông, công viên), biệt thự nghĩ dưỡng... tiếp tục là chuẩn sống của nhiều bạn trẻ thành đạt
Tốc độ 2
Cơ hội làm ăn của các công ty tư vấn, môi giới, quản lý BĐS nước ngoài vẫn rất lớn, các thương hiệu quốc tế như CBRE, Savill, D&A vẫn tiếp tục khẳng định sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, thế chân vạc này đã không còn độc tôn bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty tư vấn quốc tế mới như Colliers international, NAI, BHD(Malaysia), Lang Lasalle (Singapore)... cùng sự nổi lên của một số công ty trong nước như Đất Xanh, Sacomreal, Vạn Phát Hưng, Tấn Điền, Novahomes.
Ở lĩnh vực chứng khoán, cổ phiếu của các công ty BĐS, xây dựng ở sàn OTC như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Nhà Việt Nam, Vinaland... tiếp tục hút nhà đầu tư. Mốt “đánh bóng” thương hiệu gắn liền với các dự án BĐS vẫn chiếm chủ đạo trong chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong nước.
Năm 2008 cũng là năm ăn nên làm ra của các quỹ đầu tư BĐS nước ngoài.Tiếp sau sự thành công của hai quỹ đầu tư BĐS Indochina Land Holdings và Indochina Land Holding Fund 2, công ty quản lý quỹ Indochina Land (thuộc tập đoàn Indochina Capital) đã công bố thành lập thêm hai quỹ mới là quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng và quỹ BĐS Indochina Land Holdings Fund 3 với tổng số vốn huy động lên tới hơn 1 tỷ USD.
Riêng tập đoàn VinaCapital cũng vừa chính thức tăng vốn của quỹ VOF (chuyên đầu tư vào tài chính và BĐS) thêm 272 triệu USD (vốn ban đầu hơn 870 triệu USD), vượt mức huy động vốn theo kế hoạch tới 200 triệu USD.
Ngoài ra cũng phải kể đến tập đoàn Anpha vừa mới triển khai niêm yết cổ phiếu của hai quỹ đầu tư Việt Nam Equity Holding (VEH) và Việt Nam Property Holding (VPH) trên thị trường chứng khoán Franfukt (Đức).
Theo ông Don Lam, Tổng giám đốc tập đoàn VinaCapital, xu hướng gia tăng vốn và xuất hiện nhiều quỹ đầu tư BĐS nước ngoài mới cho thấy quỹ đầu tư tiếp tục là xu hướng đầu tư chủ đạo và tồn tại ở thị trường BĐS Việt Nam từ 5 - 10 năm nữa.
Tốc độ 3
Các chính sách siết chặt của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế nạn đầu cơ nhà đất sẽ vô tình làm hàng hoá khan hiếm, khiến giá nhà đất tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Rồi việc thiếu các quỹ đất dành cho các chương trình nhà tái định cư, nhà ở xã hội, các quỹ tín dụng dành cho người lao động thấp vay mua/xây nhà, cơ chế chưa thông thoáng trong việc cải tạo các chung cư cũ... sẽ khiến cho giấc mơ an cư của người lao động Việt Nam thêm xa vời.
Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân mua nhà với giá thấp tiếp tục là một thách thức lớn trong năm 2008!
Theo VTC
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: