Bộ Xây dựng từng được cho là giữ tư duy “giấy phép con” trong nhiều điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng, thậm chí đi ngược với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN). Hiện nay, Bộ này đang đề xuất cắt giảm 41,3% tổng số ĐKKD. Điều mong mỏi của DN là việc cắt giảm cần thực chất.
Lấy một trường hợp cụ thể như cấp phép thầu cho nhà thầu nước ngoài theo Thông tư số 14/2016/TT-BXD (ban hành vào tháng 7/2016) của Bộ Xây dựng dựa trên Nghị định số 59/2014/NĐ-CP. Đại diện một nhà thầu nước ngoài đặt vấn đề: Nếu nhà thầu đã đáp ứng bước chọn thầu của chủ đầu tư rồi thì có cần một cơ quan khác cấp phép với những nội dung xem xét lặp lại?
Thắc mắc cấp phép thầu ngoại
Nhà thầu này cũng băn khoăn là dù nhà thầu có đáp ứng năng lực hay không là bước xem xét của chủ đầu tư, thì việc cấp phép nhà thầu ngoại liệu chỉ là một thủ tục xem lại về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu?
Mới đây, khi đóng góp ý kiến về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Luật Quy hoạch đô thị, Bộ KH&ĐT cũng lưu ý về vấn đề cấp phép với nhà thầu nước ngoài.
Theo đề nghị của Bộ KH&ĐT, nên bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng quy định nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
Bởi lẽ, khi nhà thầu nước ngoài tham dự thầu gói thầu sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam và được công nhận trúng thầu thì đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật.
Thông qua việc đánh giá của tổ chuyên gia và quá trình thẩm định, phê duyệt của chủ đầu tư thì nhà thầu trúng thầu hoàn toàn có đủ điều kiện để thi công gói thầu.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, sau khi được công nhận trúng thầu và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm thi công công trình theo hợp đồng đã ký kết. Do đó, việc cấp phép cho nhà thầu nước ngoài trong trường hợp này là không cần thiết, làm phát sinh thủ tục hành chính, gây khó khăn cho nhà thầu.
Hơn nữa, việc cấp phép thầu đơn thuần chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, làm phát sinh chi phí, dễ dẫn đến cơ chế “xin – cho” và nhà thầu sẽ phân bổ các chi phí này vào giá dự thầu, làm giá dự thầu tăng, gây lãng phí.
Ngoài ra, việc cấp phép thầu chỉ mang tính hình thức, vì sau khi ký hợp đồng, nếu nhà thầu không vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng thì việc không cho nhà thầu thực hiện hợp đồng thông qua việc không cấp phép là không phù hợp.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động |
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: