Top

Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 7)

Cập nhật 15/08/2006 16:00

Chương VII: Thừa kế nhà ở, ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

Điều 22: Thừa kế nhà ở

1. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì giải quyết như sau: a) Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình;

b) Nếu người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó.

2. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 mà không có người thừa kế thì xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó liên tục từ ba mươi năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực; nếu không có những người này thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang quản lý, sử dụng nhà ở được ưu tiên thuê, mua nhà ở đó.

Điều 23: Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

1 Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn ủy quyền đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên ủy quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã ủy quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quan lý, nếu đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn ủy quyền vẫn còn thì chủ sở hữu được lấy lại nhà ở, kể từ ngày hết thời hạn ủy quyền nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã ủy quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạ ủy quyền không xác định thì bên ủy quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.

4. Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại các khoản 1,2 va 3 Điều này không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở đó phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 1)

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 2)

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 3)

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 4)

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 5)

>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 6)