Điều 33. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở thì số tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.
2. Việc xác định giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện như sau:
a) Giá trị nhà ở do tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở;
b) Giá trị quyền sử dụng đất ở được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ.
Điều 34. Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở mà họ không phải trả tiền sử dụng đất
1. Trường hợp nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở để tạo lập nhà ở mới, thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất ở do cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà ở chi trả trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.
Điều 35. Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở
1. Ngân sách trung ương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của trung ương quản lý, sử dụng.
Ngân sách trung ương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của trung ương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách địa phương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của địa phương quản lý, sử dụng.
Ngân sách địa phương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Nguồn tài chính để thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở của tổ chức không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do tổ chức đó tự trả.
Điều 36. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoán 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;
3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;
4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;
5. Bản sao giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
6. Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân;
7. Có một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng cho thuê nhà ở đối với trường hợp cho thuê nhà ở;
b) Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đối với trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở;
c) Hợp đồng mua bán nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở;
d) Hợp đồng tặng cho nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở;
đ) Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhà ở hoặc di chúc theo quy định của pháp luật;
e) Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở đối với trường hợp ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;
g) Văn bản trả lại nhà ở đối với trường hợp cơ quan, tổ chức trả lại nhà ở.
Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì bên được lấy lại nhà ở phải chứng minh được giữa hai bên đã thực hiện giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản này.
Điều 37. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;
3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;
4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;
5. Bán sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều 36 của Nghị quyết này;
6. Văn bản ủy quyền cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp xác lập quyền sở hữu nhà ở cho cơ quan, tổ chức trong nước.
Điều 38. Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở
Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp được lấy lại nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán, đổi, thừa kế, đối với ủy quyền quản lý nhà ở giữa có nhân với cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 1)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 2)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 3)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 4)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 5)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 6)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 7)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 8)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 9)
>> Toàn văn NQ về giao dịch dân sự về nhà ở (phần 10)
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: