Top

Nhà chung cư: Đã có chuẩn để đánh giá độ “lão hoá”

Cập nhật 10/01/2008 09:00

Ngày 3/1, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 06/QĐ-BXD về việc ban hành đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà chung cư theo TCXDVN373-2006. Hướng dẫn này áp dụng cho công tác khảo sát và đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà chung cư.

Kết quả đánh giá phục vụ cho việc sửa chữa, cải tạo hoặc tháo dỡ công trình nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng. Tại nhiều khu chung cư cũ ở Hà Nội, việc đánh giá nhà đã thuộc diện nguy hiểm hay chưa, nguy hiểm đến mức nào đang là vấn đề “nóng”. Bởi những đánh giá này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân và tránh nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong việc cải tạo, xây mới chung cư cũ.

Theo hướngdẫn của Bộ Xây dựng, nhà nguy hiểm là nhà mà kết cấu đã bị hư hỏng nghiêm trọng, hoặc có nhiều cấu kiện chịu lực đã thuộc loại cấu kiện nguy hiểm. Nhà nguy hiểm bất kỳ lúc nào cũng có thể bị mất ổn định và mất khả năng chịu lực và vì vậy không bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và loại kết cấu chịu lực của nó, trước hết phải đánh giá được các cấu kiện nguy hiểm, sau đó đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận nhà (tổ hợp từ các cấu kiện) bao gồm: nền móng, kết cấu chịu lực phần thân nhà và kết cấu bao che, cuối cùng đánh giá mức độ nguy hiểm của cả nhà.

Nguyên tắc chung, nhà nguy hiểm là nhà mà kết cấu đã bị hư hỏng nghiêm trọng, hoặc có nhiều cấu kiện chịu lực đã thuộc loại cấu kiện nguy hiểm. Nhà nguy hiểm bất kỳ lúc nào cũng có thể bị mất ổn định và mất khả năng chịu lực và vì vậy không bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và loại kết cấu chịu lực.

Trước hết phải đánh giá được các cấu kiện nguy hiểm, sau đó đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận nhà (tổ hợp từ các cấu kiện) bao gồm: nền móng, kết cấu chịu lực phần thân nhà và kết cấu bao che, cuối cùng đánh giá mức độ nguy hiểm của cả nhà.

Khi phân tích tính nguy hiểm của các cấu kiện, của các bộ phận nhà cần xét xem sự nguy hiểm của chúng là độc lập hay là tương quan. Khi tính nguy hiểm của cấu kiện chỉ mang tính chất độc lập, thì không tạo thành nguy hiểm cho cả hệ thống; khi nguy hiểm là tương quan thì phải xem xét mức độ nguy hiểm của hệ kết cấu để dự đoán phạm vi ảnh hưởng.

Đánh giá mức độ nguy hiểm của toàn nhà được qui định theo 4 cấp: A, B, C, D. Cấp A là khả năng chịu lực của kết cấu có thể thoả mãn yêu cầu sử dụng bình thường, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn.

Cấp B là khả năng chịu lực kết cấu cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường. Cấp C là khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Cấp Dlà khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực đã không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể.

Theo Kinh Tế & Đô Thị