Mới đây, dư luận xôn xao khi một số hình ảnh chụp một số cụm tháp trong di tích Mỹ Sơn do chuyên gia Ấn Độ thực hiện trùng tu với xi măng được đăng tải.
Mới đây, dư luận đã xôn xao khi một số bức ảnh chụp một số cụm tháp trong di tích Mỹ Sơn do chuyên gia Ấn Độ thực hiện trùng tu với xi măng được đăng tải trên mạng xã hội.
Cục Di sản Văn hóa đã có câu trả lời chính thức về những băn khoăn này.
Đây cũng là bài học cho tất cả các công tác trùng tu di tích, là luôn phải đặt yếu tố tôn trọng di tích gốc lên hàng đầu, nếu không hậu quả sẽ khó lường mà phản ứng của xã hội chỉ là một phần.
Hình ảnh trên Facebook về trùng tu di tích Mỹ Sơn.
|
Trùng tu di tích bằng gạch mới, xi măng?
Sự việc bắt đầu từ khi một tài khoản Facebook chụp ảnh khu vực tháp H, K và A ở Mỹ Sơn với gạch xây được trát xi măng vôi và thông tin rằng một số tháp ở Mỹ Sơn đang được trùng tu bằng gạch và xi măng.
Những hình ảnh này lập tức đã gây xôn xao dư luận và nhiều người đặt câu hỏi về phương pháp trùng tu của các chuyên gia đang thực hiện công việc trùng tu các nhóm tháp này.
Đó là các chuyên gia Ấn Độ, được cử sang theo bản ghi nhớ thực hiện dự án bảo tồn và tôn tạo Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Ấn Độ vào năm 2014.
Dự án có tổng kinh phí là hơn 60 tỷ đồng, trong đó Ấn Độ tài trợ 40 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án sẽ thực hiện trùng tu trong năm năm (2016-2021) đối với khu vực tháp K, H, A.
Phía Ấn Độ do cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI); phía Việt Nam do Bộ Văn hóa giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam thực hiện.
Cụm tháp G được chuyên gia Italia trùng tu với gạch và chất kết dính theo đúng phương pháp cổ.
|
Năm 2017, các chuyên gia Ấn Độ thực hiện giai đoạn 1 của dự án, đến tháng 1-2018 vào giai đoạn 2.
Công việc của các chuyên gia là phát quang, dọn dẹp cây cỏ, khai thông hệ thống thoát nước tại nhóm tháp K và H, triển khai các phần việc mới tại nhóm tháp A.
Ở nhóm tháp K, các chuyên gia Ấn Độ trùng tu phần còn lại và lát gạch chung quanh tháp cổng, xây tường có độ cao vừa phải để tránh ngập nước và ngăn ngừa tích tụ nước; lát gạch các lối đi từ đường chính vào tháp K, thực hiện các công việc bảo tồn cần thiết khác.
Với nhóm H, công việc chính bao gồm dọn dẹp mặt đông của tháp, bảo tồn và gia cố kết cấu góc tường phía bắc, tiếp tục tìm kiếm hệ thống thành phần kết cấu kiến trúc…
Một di tích đổ nát ở Mỹ Sơn. (Ảnh từ năm 2007)
|
Còn nhóm tháp A, cũng là dọn dẹp và khai thông hệ thống thoát nước, sẽ bảo tồn và gia cố các cấu trúc ở phía tây bắc của ngôi đền chính.
Ngoài ra, còn xây dựng trại tạm thời bán kiên cố cho các chuyên gia và người lao động trong dự án bảo tồn.
Sau khi có thông tin về việc trùng tu tháp bằng gạch mới và xi măng, phía Ấn Độ cho biết đó chỉ là phần gia cố móng, bởi vì khi khai quật, nếu bới đất ra mà không chèn các vị trí đã bị rạn nứt thì sẽ gây đổ vỡ chân tháp, vì thế phải gia cố tạm thời bằng xi măng.
Khách du lịch ở Mỹ Sơn.
|
Ông Trần Đình Thành, Cục Phó Cục Di sản Văn hóa cho biết, toàn bộ vật liệu xây dựng đưa vào Mỹ Sơn đều được kiểm soát chặt chẽ và kiểm tra trước khi thực hiện.
Gạch được xây là gạch còn lại từ dự án trùng tu tháp G trước đây và gạch tại chỗ được tận dụng từ những viên gạch cũ biến dạng, hư hỏng sau khi tháo dỡ ra, được mài và cắt lại cho phù hợp.
Chất kết dính cũng là vật liệu đã được sử dụng trước đây. Cụ thể, ở đây phải sử dụng chất kết dính là dầu rái trộn với vôi và bột gạch.
Giám sát chặt chẽ
Ông Trần Đình Thành cho biết, trong hai năm qua, để thực hiện dự án này, có hai bộ máy gồm các chuyên gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cử và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Nhóm làm việc tại hiện trường gồm có cán bộ Phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn và các chuyên gia khảo cổ. Các nhóm thường xuyên trao đổi với nhau trong quá trình làm việc hằng ngày.
Dự kiến vào tháng 9 tới, toàn bộ tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện sẽ được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, huyện Duy Xuyên, gồm quá trình tư liệu hóa, dọn dẹp mặt bằng.
Chằng chống di tích ở Mỹ Sơn. (Ảnh từ năm 2007).
|
Ông Trần Đình Thành cho biết đây là khái niệm dọn dẹp khoa học, nghĩa là ghi hình hiện trạng di tích, đánh số rồi dọn dẹp các vật liệu đổ nát sau đó sử dụng các biện pháp trùng tu trả lại công trình như vốn có – cách mà các chuyên gia đang thực hiện tại Mỹ Sơn.
Hiện tại đang thực hiện cho các nhóm tháp H, K, còn nhóm tháp A sẽ bắt đầu làm vào năm 2020.
Ông Trần Đình Thành cũng cho biết, kiến trúc của các nhóm tháp ở di tích Mỹ Sơn liên quan cơ bản đến văn hóa Ấn Độ, đó là lý do lựa chọn các chuyên gia Ấn Độ cho công tác trùng tu ba nhóm tháp này.
Các chuyên gia Ấn Độ cũng được lựa chọn rất kỹ, là những người hàng đầu làm việc trong lĩnh vực này.
Bên cạnh các chuyên gia Ấn Độ, còn có các chuyên gia Việt Nam, những người đã thường xuyên tham gia công việc bảo tồn, trùng tu di tích Mỹ Sơn từ trước đến nay, các chuyên gia của UNESCO, các chuyên gia của Italia từng hợp tác trong việc trùng tu nhóm tháp G trước đây.
DiaOcOnline.vn – Theo GDVN
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: