Sáng 23/1, tại TP HCM, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã tổ chức Hội thảo về góp ý dự thảo Thông tư quy định về phân hạng chung cư. Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự cho rằng chỉ nên ban hành các tiêu chí khung chứ không nên quá chi tiết.
Các đại biểu tham dự Hội thảo góp ý Dự Thảo Thông tư phân hạng chung cư sáng 23/1. Ảnh Cao Cường
|
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng quản lý Nhà ở và công sở, Sở Xây dựng TP HCM cho rằng các tiêu chí nên thu gọn lại, không nên “ôm” nhiều thứ sẽ làm cho cả nhà nước và doanh nghiệp đều rối, không chừng sẽ không khác với Thông tư 14/2008.
Dự thảo Thông tư quy định về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư sẽ có 4 chương, 15 điều thay thế cho Thông tư 14/2008 của Bộ Xây dựng. Chung cư thương mại và chung cư tái định cư là đối tượng trong phạm vi điều chỉnh lần này bởi theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục Phó Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, luật cho phép mua nhà ở thương mại để làm nhà tái định cư nên có thể sẽ xem nhà tái định cư là nhà thương mại. Cái khó nhất là tiêu chí, viết ra rất dễ nhưng làm thực tế khi kiểm định, xác định có đúng đạt với tiêu chí là thực tế hay không.
Đại diện Cty Phát Đạt cho rằng, tại Điều 3 của Thông tư nên đưa vào vấn đề nghĩa vụ của chủ đầu tư với nhà nước, cũng là tiêu chí đánh giá phân hạng chung cư đó. Ngoài các tiêu chuẩn an toàn thì cần làm rõ thêm nhiều tiêu chí về khoảng cách.
Tương tự như tiêu chí cách xa khu vực ô nhiễm, “cách xa năm trăm mét” nếu chỉ có năm trăm mét thì coi như là ở cạnh bên.
Tại mục số 5 của tiêu chí kiến trúc: kích thước căn hộ nên theo quy định của Luật. “Nếu như trong 1 dự án có 50% căn hộ có 2 phòng ngủ, còn 20% có 3 phòng ngủ thì có được phân hạng không? Yêu cầu tiêu chí thang máy nhanh thì nên đưa ra cụ thể như nhanh bao nhiêu giây/phút?”, Cty Phát Đạt đặt câu hỏi.
Đại diện công ty Savita cho biết, Dự thảo Thông tư đã khắc phục được nhiều nhược điểm của Thông tư 14 trước đây. Tuy nhiên vị này băn khoăn, việc công nhận sẽ thực hiện sau khi hoàn thành hay lúc công bố bán. Bởi thực tế, việc phân hạng quyết định giá bán. Mặc dù khi bán chủ đầu tư rao bán hạng A nhưng khi nhận nhà thì chất lượng thực tế không đúng như vậy.
Bên cạnh đó, tiêu chí tiện ích chất lượng cũng phải là điều để phân hạng. Vấn đề dịch vụ tuỳ theo hạng chung cư mà có mức độ khác nhau. Ví dụ như vấn đề an ninh, nếu chỉ nói có camera thì được xét hạng A, vậy có hợp lý không?
Cùng quan điểm đó, công ty Vinaland lại cho rằng, xác định tiêu chí là liên quan đến quyền lợi cho người tiêu dùng. Nếu vậy thì việc phân hạng là bắt buộc. Về lâu dài việc phân hạng cần xen xét, có thể trước mắt chưa làm được.
Ngoài ra, nhiều ý kiến thắc mắc về chất lượng dịch vụ - phần mềm, hiện luật quy định sau khi xây dựng, chủ đầu tư bàn giao cho ban quản trị nhà chung cư. Vậy khi bàn giao xong thì chất lượng có còn giữ được hay không? Như vậy, khi xây dựng chủ đầu tư đăng ký hạng chung cư mà họ sẽ xây. Đây cũng là tiêu chí để chủ đầu tư xác định giá bán hàng, nhưng một vấn đề xảy ra là sau khi bàn giao thì khách hàng phản ánh nói chất lượng không đạt đúng với hạng, thì chủ đầu tư phải bồi thường sao?
Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng chi tiết hơn. Chủ đầu tư họ chịu trách nhiệm phần thiết kế cảnh quan khi còn quản lý nhưng khi bàn giao cho ban quản trị thì trách nhiệm của ban quản trị như thế nào.
Giải thích các vấn đề, ông Khởi cho biết, suất đầu tư ở mỗi địa phương lại khác nhau, đơn cử như suất đầu tư ở Sài Gòn còn đắt hơn Phú Quốc. Luật đã quy định, không có không phân hạng chung, vì vậy không thể không có tiêu chí. Đây là việc liên quan đến quyền lợi, không phải chuyện của nhà nước. Nếu như doanh nghiệp nào cần công nhận chất lượng thì thực hiện, theo quyền tự nguyện, không bắt buộc.
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây dựng
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: