Nhà nước là khách hàng lớn nhất trên
thị trường bất động sản, đặc biệt trong
công tác tái định cư, giải quyết nhà cho
người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Nhà
nước có thể đặt hàng thông qua đấu
thầu, đấu giá đất... tạo kích cầu.
Trao đổi với TTCT, ông Lê Hoàng Châu
- chủ tịch Hiệp hội
Bất động sản TP.HCM -
cho rằng trước đây ai
cũng có thể kinh doanh
bất động sản do dễ
kiếm chênh lệch, lợi
nhuận từ việc mua đi
bán lại, nhà đầu tư cứ
chắc kinh doanh bất
động sản là có lời, còn
ngân hàng sẵn sàng
góp tay để cung cấp tín
dụng cho nhà đầu tư. Thế nhưng các nhà đầu tư chưa khảo
sát nhu cầu thật nên cứ phân lô bán
nền, cứ xây dựng căn hộ cao cấp...
làm cho nguồn cung vượt cầu trong
khi chưa chú ý đến chất lượng quy
hoạch dự án, mà lẽ ra quy hoạch dự
án phải tương xứng giữa căn hộ với
các công trình công cộng phục vụ
cộng đồng dân cư như công viên,
trường học, bệnh viện...
* Công tác quy hoạch
đô thị yếu kém đã dẫn
đến kết cục là hàng loạt
khu dân cư mới hình
thành theo kiểu manh
mún, lẻ mẻ, không kết
nối được hệ thống hạ
tầng, không những kéo
giảm chất lượng sống
của cư dân, làm giảm
chất lượng sản phẩm
của thị trường bất động
sản mà còn phá vỡ bộ
mặt đô thị?
Theo thống kê của Sở
Tài nguyên - Môi trường, các dự án nhà
ở manh mún chiếm tỉ lệ rất lớn. Không ít
nhà đầu tư bồi thường tới đâu làm dự án
tới đó, rất nhiều dự án có quy mô dưới
5ha, thậm chí có dự án nhà ở mà chỉ vỏn
vẹn vài ngàn mét vuông nên kết nối hạ
tầng không đồng bộ, nhiều dự án gần kề
nhau nhưng không làm sao kết nối được
đường giao thông, cấp nước, thoát
nước...
Nghị định 02 của Bộ Xây dựng đã quy định khu đô thị mới phải có quy mô
tối thiếu 50ha. Theo tôi, dự án nhà ở
phải có quy mô 10ha trở lên thì mới đẹp
và có thể kết nối đồng bộ với các dự án
khác được. Có thể trong giai đoạn khó
khăn, nhà đầu tư "liệu cơm gắp mắm”, có
bao nhiêu làm bấy nhiêu nên mới xảy ra
tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ mà
nghị định 02 cũng chỉ mới ban hành
năm 2005. Trước đây có nhiều dự án sau
khi hoàn thành, người dân không chấp
nhận, rồi lưỡng lự không mua, cộng với
tình hình khủng hoảng tài chính khiến
thị trường ngày càng ế ẩm, ảm đạm.
Theo tôi bây giờ nếu một nhà đầu tư
không đủ lực, làm không nổi thì có thể
hợp tác 3-4 nhà cùng tham gia, làm như
vậy bộ mặt đô thị sẽ khác hơn.
* Việc bỏ qua phân khúc thị trường
khá quan trọng là người thu nhập
trung bình và người thu nhập thấp là
sai lầm của các nhà đầu tư. Theo ông,
đến lúc này các nhà đầu tư đã... tỉnh
ngộ chưa?
Theo tôi, nhiều nhà đầu tư đã nhận
ra được điều này nên không ít doanh
nghiệp bắt đầu đầu tư các dự án dành
cho người có thu nhập trung bình như
Công ty Nam Long, Công ty Đất Lành, Công ty Him Lam... với quy mô trên
50ha, có giá bán mỗi căn chỉ vài trăm
triệu đồng.
* Sau cơn mưa trời lại sáng, còn sau
“cơn bất động” này, thị trường bất động
sản sẽ như thế nào, theo ông?
Vẫn rất khó khăn. Nếu như năm
2007 chúng tôi nhận định thị trường bất
động sản gồm 3 giảm (sức mua, giao
dịch, giá) và 3 dang dở (đền bù, công
trình, dự án) thì vào thời điểm này tình
trạng "3 giảm, 3 dang dở" vẫn còn y
nguyên.
* Vậy cần “cú hích” nào để thị trường này hoạt động trở lại một cách lành mạnh, thưa ông?
Biện pháp kích cầu quan trọng nhất vẫn là nhà đầu tư phải tiếp cận được với
nguồn vốn. Nhà nước đã ba lần giảm lãi
suất cho vay, cơ bản đó là tín hiệu tốt
nhưng doanh nghiệp bất động sản còn
muốn lãi suất giảm nữa cho bằng với con
số trước khi lạm phát là 8,7% (hiện nay
là 12%). Tất nhiên ai cũng hiểu muốn
giảm nữa thì phải có lộ trình khi nền
kinh tế có đủ điều kiện để kích thích đầu
tư và nhà đầu tư phải có khả năng thanh
toán nợ (hiện nay nhiều nhà đầu tư
trong tình trạng mòn mỏi về lực nên ít ai
có điều kiện), dự án có thể triển khai
được…
Nhà nước là khách hàng lớn nhất trên
thị trường bất động sản, đặc biệt trong
công tác tái định cư, giải quyết nhà cho
người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Nhà
nước có thể đặt hàng thông qua đấu
thầu, đấu giá đất... tạo kích cầu. Vừa qua
Chính phủ đã đưa ra các chính sách kích
cầu thông qua việc tập trung nguồn lực
cho ngành xây dựng và bất động sản.
Sắp tới, theo chúng tôi, Chính phủ nên
sớm hình thành quỹ tín dụng hỗ trợ các
ngân hàng để cơ cấu lại nợ và để các
ngân hàng không rơi vào tình trạng nợ
xấu có chính sách tín dụng đối với nhà
phát triển - tức người làm từ đất thô lên
đất có hạ tầng, kiến nghị điều chỉnh lại
Luật nhà ở và các nghị định liên quan
cho phép xây dựng căn hộ thương mại
tối thiểu 20m2 (hiện nay quy định tối
thiểu 45m2) để đáp ứng nhu cầu cho hộ
độc thân hoặc ít người đi đôi với biện
pháp chống "ổ chuột hóa".
Cải cách hành chính là một trong những "nút cổ
chai" cần phải tháo nhanh. Đối với các
doanh nghiệp nên xem xét điều chỉnh
hạ giá bán để có thể tiếp cận được nhu
cầu của người tiêu dùng, đồng thời nên
ngồi lại với khách hàng để giải quyết
nhanh những dự án dang dở.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: