Top

Người Sài Gòn chỉ có 3 ngả đường từ khu đông vào trung tâm TP.HCM

Cập nhật 17/10/2018 13:44

Phía đông TP.HCM có ba đường nối với các tuyến của trung tâm TP bởi hai cây cầu và 1 hầm vượt. Hôm sập mái che trước hầm Thủ Thiêm, giao thông cả khu vực rối loạn vì mọi phương tiện dồn lên hai ngả còn lại.

Hầm Thủ Thiêm, nơi nối nhịp giao thông từ Q.2 sang Q.1 - ĐỘC LẬP

Ba ngả đường từ phía đông vào trung tâm TP.HCM gồm xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Nguyễn Cơ Thạch. Do bị ngăn cách bởi sông Sài Gòn nên các tuyến này nối với các đường trong trung tâm TP bởi 2 cầu gồm cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn và hầm vượt Thủ Thiêm.


Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) nối đường Mai Chí Thọ và đường Võ Văn Kiệt, từ Q.2 sang Q.1. Đây là trục đường gần như huyết mạch của khu vực phía đông thành phố.  Mỗi ngày, vào giờ cao điểm lưu lượng phương tiện từ nhiều nơi ở Q.9, 2 và Thủ Đức đều đi qua hầm để vào trung tâm Q.1. Mặc khác, đường Mai Chí Thọ là nơi tiếp giáp với đầu đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ hướng miền Tây đi các tỉnh miền Đông và ngược lại


Vào giờ cao điểm sáng và chiều lượng xe di chuyển qua hầm khá đông. Thậm chí có lúc kẹt xe kéo dài. Sự cố sập mái che trước hầm Thủ Thiêm vào hôm 15.10 làm giao thông hỗn loạn, hàng ngàn phương tiện bị ùn tắc kéo dài nhiều giờ. Lúc đó, xe cộ chỉ lưu thông được qua  cầu Thủ Thiêm và cầu Sài Gòn


Đây là cầu vượt Thủ Thiêm nối từ đường Nguyễn Cơ Thạch (phía Q.2) sang đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh). Khi qua khỏi cầu sẽ có 2 hướng chính để đi Q.Bình Thạnh và Q.1. Do cầu nằm ở giữa 2 trục đường chính nên lưu lượng phương tiện di chuyển còn khá ít. Ước đoán tương lai khi các công trình đô thị ở Thủ Thiêm hoàn thành nơi đây sẽ trở thành điểm nối chính


Nằm về trục phải (theo hướng từ Q.2 sang Q.1) là xa lộ Hà Nội. Tuyến xa lộ Hà Nội được nối với QL1A, cửa ngõ để xe cộ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ vào thành phố. Do đó, tuyến đường này có mật độ phương tiện rất đông


Dọc tuyến xa lộ Hà Nội, ngày càng nhiều cao ốc mọc lên. Điều này khiến tuyến đường phải gánh thêm lượng xe khổng lồ


Thực tế cho thấy, vào giờ cao điểm, lượng người di chuyển từ khu vực Q.9, 2, Thủ Đức vào trung tâm rất lớn. Đặc biệt là làn xe dành cho xe gắn máy luôn trở nên quá tải. Nếu một khi sự cố xảy ra tại cầu Sài Gòn thì ngay lập tức tình trạng giao thông trở nên kẹt cứng


Cầu Sài Gòn, điểm nối giữa xa lộ Hà Nội (Q.2) và đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh)


Bản đồ 3 trục đường chính ở phía Đông dẫn vào khu trung tâm của thành phố (chụp trên Google Map)

DiaOcOnline.vn - Theo Thanh Niên