Thê thảm nhất có thể kể đến Dự án Chung cư quốc tế Booyoung cũng của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Dù gần chục năm đã trôi qua kể từ ngày cấp phép, Booyoung vẫn chỉ hào nhoáng trên... giấy.
Lãnh đạo Tập đoàn Perdana ParkCity giới thiệu quy hoạch Dự án ParkCity Hà Nội |
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những số phận trái ngược của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi không ít dự án buộc phải đắp chiếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lan rộng trên thị trường bất động sản, thì vẫn có nhà đầu tư quyết tâm bám trụ và đổ thêm vốn vào Việt Nam. Những nhà đầu tư vượt qua khó khăn đang dần khẳng định vị thế và tiếp tục mở rộng đầu tư, còn những dự án trùm mền dường như vẫn chưa có lối thoát.
Dễ dàng nhận thấy tình cảnh trái ngược tại những dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. Vào cuối tuần trước, Tập đoàn Perdana ParkCity (Malaysia) khai trương khu nhà ở Nadyne Garden của Dự án ParkCity Hà Nội. Khu đô thị trông giống khu nghỉ dưỡng cao cấp, với những ngôi nhà cửa kính bóng loáng xen giữa công viên cây xanh.
Nhưng cách đó 2 km, tổ hợp căn hộ chung cư Daewoo Cleve của các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn chỉ là khối bê tông xám xịt với những cọc sắt hoen gỉ trơ gan cùng tuế nguyệt suốt mấy năm qua.
Thê thảm không kém là Dự án Chung cư quốc tế Booyoung cũng của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Dù gần chục năm đã trôi qua kể từ ngày cấp phép, Booyoung vẫn chỉ hào nhoáng trên giấy, còn khu đất dành cho Dự án vẫn để cỏ mọc.
Những nghịch cảnh trên là hệ quả tất yếu của thời kỳ thị trường bất động sản chuyển từ trạng thái phát triển nóng sang khủng hoảng. Giai đoạn thị trường bùng nổ 2007-2009 cũng là lúc dòng vốn đầu tư nước ngoài ào ạt chảy vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trong số đó, có không ít dự án chỉ là bánh vẽ.
Tình cảnh thê thảm của các dự án như Daewoo Cleve và Booyoung cho thấy, không phải nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có thể thích ứng và trụ vững trong một thị trường bất động sản nóng lạnh thất thường.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam nhận xét, những nhà phát triển bất động sản có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm dày dặn ít bị ảnh hưởng hơn.
ParkCity Hà Nội là minh chứng rõ nét cho nhận xét của ông Khương. Dự án này đã “nóng rẫy” ngay từ những ngày đầu mở bán 5 năm về trước khi mức giá giao dịch trên thị trường chênh lệch 2-3 tỷ đồng/căn so với giá gốc của chủ đầu tư. Nhưng khi dự án mới triển khai xây dựng phần móng, thì bỗng dưng bất động. Trong lúc thị trường bất động sản ảm đạm, nhiều dự án “đắp chiếu” đã dấy lên hoài nghi liệu chủ đầu tư có đủ năng lực để tiếp tục triển khai hay không.
Tuy nhiên, những thông tin hé lộ sau này cho thấy, Dự án dừng là do bất đồng trong nội bộ liên doanh về việc xử lý sự cố nứt nền móng của tiểu khu nhà ở đầu tiên. Phía Malaysia muốn đập đi toàn bộ nền móng và xây lại để giữ uy tín, còn phía Việt Nam chỉ muốn sửa chữa vì sợ tốn kém. Bất đồng không được giải quyết, nên cuối cùng, Tập đoàn Perdana ParkCity đã mua lại toàn bộ phần vốn của phía Việt Nam, biến ParkCity Hà Nội thành dự án có 100% vốn nước ngoài.
Sau khi hoàn tất việc thâu tóm, Perdana ParkCity đã mang lại diện mạo mới cho Dự án. Nhờ sự hậu thuẫn về tiềm lực tài chính của công ty mẹ là tập đoàn khai thác gỗ Samling, lại có kinh nghiệm triển khai các dự án đô thị lớn ở Malaysia như Desa ParkCity, nên Perdana City không những trụ vững trong khủng hoảng, mà còn rót thêm vốn để triển khai Dự án tại Việt Nam. Chủ đầu tư đã đập bỏ toàn bộ phần móng cũ và đầu tư thêm hơn 100 tỷ đồng để xây lại toàn bộ.
Đến nay, Tập đoàn đã giải ngân hơn 100 triệu USD để hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hoàn thiện giai đoạn I của ParkCity Hà Nội. Toàn bộ 177 căn nhà giai đoạn đầu đã bán hết và có 126 khách hàng đã nhận bàn giao.
Mới đây, Perdana ParkCity cũng công bố đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể của Dự án. Theo đó, ParkCity Hà Nội sẽ chỉ còn 5.715 căn nhà, với dân số 23.000 người, giảm 1.300 căn, quy mô dân số giảm 1/3 so với quy hoạch trước đây.
Ông Lawrence Peh, Tổng giám đốc ParkCity Hà Nội giải thích, quy hoạch mới được lập nhằm phù hợp với quy hoạch phân khu S4 được UBND TP. Hà Nội công bố vào tháng 7/2013. Mặc dù số lượng nhà ở và dân số giảm, nhưng vốn đầu tư tăng cao hơn trước do chi phí đầu tư cho các hạng mục như trung tâm thương mại, tiện ích, trường học tiêu chuẩn quốc tế rất tốn kém. Không đưa con số cụ thể, nhưng ông Lawrence Peh khẳng định, tổng vốn đầu tư cho ParkCity Hà Nội sẽ lên đến hàng tỷ USD.
Cũng theo ông Lawrence Peh, những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản thời gian gần đây, cũng như sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông và tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào sử dụng trong năm nay sẽ là động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân. Giữa năm nay, chủ đầu tư sẽ xây xong phần móng tiểu khu nhà ở Evelyne Garden với 147 nhà liền kề và 18 biệt thự song lập.
Đồng thời, nhà đầu tư này khẳng định, nếu đề xuất quy hoạch sớm được phê duyệt, Perdana ParkCity sẽ rót vốn triển khai ngay các hạng mục tiếp theo như khu phức hợp thương mại - nhà ở và khu tiện ích.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: