Do buộc phải thoái vốn đầu tư vào bất động sản, khi tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2014, HĐQT CTCP Bất động sản Petrolimex đã trình Đại hội và được thông qua việc đổi tên từ CTCP Bất động sản Petrolimex thành CTCP Đầu tư và dịch vụ hạ tầng xăng dầu Petrolimex (PLand).
Thay vì bán phần vốn đầu tư và thoát hết khỏi bất động sản, Petrolimex đã sử dụng giải pháp “mềm”, thay đổi định hướng kinh doanh của công ty con, thay vì nhấn mạnh lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, thì chuyển hướng “đầu tư phát triển hạ tầng xăng dầu”. |
Sau đó, đến tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, buộc các tập đoàn, tổng công ty chấm dứt đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính trước năm 2015.
Sau khi có Đề án, các tập đoàn, tổng công ty đã rà soát, phân loại, xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh chính và lên kế hoạch thoái vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính.
Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng giá trị đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm gồm bất động sản, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư cần phải thoái vốn là 23.325 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau 3 năm thực hiện, lũy kế số thoái vốn vào 5 lĩnh vực nêu trên từ 2012 đến hết tháng 10/2015 là 9.866 tỷ đồng, đạt 42%. Theo yêu cầu của Đề án thì số vốn cần phải thoái còn lại là 16.193 tỷ đồng.
Riêng trong lĩnh vực bất động sản, năm 2015, tính đến hết tháng 10, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn trong lĩnh vực bất động sản là 2.930 tỷ đồng, so về giá trị tuyệt đối là lớn nhất trong số 5 lĩnh vực cần thoái vốn. Như vậy, phần đầu tư bất động sản còn phải thoái tiếp là 6.079 tỷ đồng.
Đánh giá của Bộ Tài chính cho rằng, với việc tái cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy quản lý điều hành, thoái vốn ngoài ngành, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN đã được cải thiện đáng kể. Tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư ngoài ngành từng bước được khắc phục. Các tập đoàn, tổng công ty đều thoái vốn ở mức giá trên giá trị sổ sách.
Chỉ có hai trường hợp đầu tư vào ngân hàng 0 đồng là Tập đoàn Dầu khí đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương và Tổng công ty Lương thực miền Nam đầu tư vào Ngân hàng TMCP Xây dựng đã phải thoái vốn dưới giá trị sổ sách.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, so với yêu cầu của Đề án, thì phần vốn còn phải thoái lên tới trên 50%. Nguyên nhân chậm trễ được đánh giá là do TTCK, thị trường bất động sản chưa hồi phục dẫn đến việc thoái vốn gặp khó khăn.
Petrolimex thoái vốn bằng cách đổi tên công ty con
Nhưng bên cạnh sự chậm trễ, có vấn đề quan trọng hơn là cách thức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái vốn. Đơn cử như CTCP Bất động sản Petrolimex (PLand), được thành lập từ năm 2005, với mục tiêu chính là kinh doanh bất động sản, kinh doanh các công trình hạ tầng xăng dầu. Cổ đông lớn gồm có Petrolimex (51%), Pjico (10%), CTCP Xây lắp 1 Petrolimex (5%) và một số cổ đông khác. Tính ra, các cổ đông thuộc họ Petrolimex đã chiếm 66% vốn điều lệ.
Do buộc phải thoái vốn đầu tư vào bất động sản, khi tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2014, HĐQT Công ty đã trình Đại hội và được thông qua việc đổi tên từ CTCP Bất động sản Petrolimex thành CTCP Đầu tư và dịch vụ hạ tầng xăng dầu Petrolimex (PLand).
Theo tờ trình, lý do đổi tên Công ty là để thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, phù hợp với phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty và để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau này là phát triển hạ tầng xăng dầu, cung ứng vật tư thiết bị xăng dầu.
Như vậy, thay vì bán phần vốn đầu tư và thoát hết khỏi bất động sản, Petrolimex đã sử dụng giải pháp “mềm”, thay đổi định hướng kinh doanh của công ty con, thay vì nhấn mạnh lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, thì chuyển hướng “đầu tư phát triển hạ tầng xăng dầu”. Giải pháp này rõ ràng là dễ thực hiện hơn việc tìm kiếm đối tác sẵn lòng mua lại 51% trong số vốn điều lệ 200 tỷ đồng của PLand với điều kiện cố gắng để bảo toàn giá trị đầu tư khi thoái vốn.
Trên thực tế, báo cáo thường niên năm 2016 cho thấy, hoạt động chính của PLand vẫn chỉ nằm trong ngành kinh doanh bất động sản, như rà soát lại toàn bộ các dự án, tạm dừng đầu tư vào một số dự án để chờ tín hiệu thị trường và nghiên cứu, chuẩn bị thủ tục đầu tư chờ thời điểm thích hợp sẽ tiến hành các dự án mới.
Báo cáo thường niên nhắc tới hàng loạt dự án bất động sản như Dự án khu nhà ở và văn phòng cho thuê TDK ở Mê Linh (Hà Nội), Dự án trung tâm thương mại A2 Ngọc Khánh, Dự án 549 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, Dự án số 6 Bạch Đằng, Đà Nẵng… Tuy nhiên, đối với việc xây dựng cây xăng, gắn chặt với định hướng chuyển dịch đầu tư, cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho ngành xăng dầu thì mới ở mức “xúc tiến tìm cơ hội đầu tư”, tạo tiền đề triển khai hoạt động đầu tư trong năm 2016.
Trên website www.Pland.vn cơ bản là thông tin về các dự án bất động sản từ khu căn hộ, khu phức hợp, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp…, cùng với thông tin mua bán trên sàn giao dịch bất động sản của Công ty. Trên website www.PLand.com.vn, công ty giới thiệu 2 lĩnh vực kinh doanh là hàng hóa và dịch vụ, song các mục thông tin về lĩnh vực hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, thiết bị xăng dầu chuyên dụng, sơn Petrolimex, lĩnh vực dịch vụ gồm xây lắp, tư vấn thiết kế được xây dựng từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn không có thông tin gì.
Như vậy, Petrolimex đã thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư vào bất động sản tại CTCP Bất động sản Petrolimex thông qua việc đổi tên và chuyển hướng hoạt động của Công ty: cơ cấu lại hoạt động kinh doanh bất động sản, xoay qua việc đầu tư cung cấp các dịch vụ hạ tầng xăng dầu. Nhưng sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay, mảng kinh doanh bất động sản của công ty này vẫn là chính yếu, một số dự án mới chỉ tạm dừng, một số dự án ở mức tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng.
Trong khi đó, việc giải thể Công ty Đầu tư và du lịch Petrolimex Huế vẫn còn vướng mắc ở chỗ đền bù cho các hộ dân bị lún, nứt nhà do quá trình thi công công trình. Việc giải thể của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Petrolimex dự kiến đến quý II/2016 mới hoàn tất. Việc chuyển nhượng vốn đầu tư tại CTCP Bất động sản Nghệ An đang trong giai đoạn đàm phán ký hợp đồng.
Năm 2015, PLand không hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, trong khi lỗ trước thuế là 30,3 tỷ đồng.
Không chỉ Petrolimex và PLand áp dụng giải pháp thay tên đổi họ, đã có tập đoàn khác cũng áp dụng biện pháp này đối với công ty con bất động sản mà họ đã đầu tư từ giai đoạn trước. Một vài trường hợp, phần vốn đầu tư bất động sản được chuyển nhượng cho các công ty con, công ty liên kết. Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục thông tin về các trường hợp này.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: