Hội thảo do Viện Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 27.7. Tại đây nhiều đại biểu đã đưa ra những tiêu chí để xây dựng TP.HCM thành một thành phố sống tốt.
Theo Kiến trúc sư Lương Trọng Hải thì có 4 tiêu chí để xây dựng một thành phố sống tốt tại Việt Nam. Thứ nhất là phải kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, sử dụng những tiến bộ của khoa học để giữ lại những tinh hoa văn hóa của Người Việt, ví dụ như người dân ở nhà chung cư nhưng cũng phải có chỗ cho thờ cúng hay làm ma chay cho người thân gần nhà của mình…
Thứ hai là cuộc sống phải đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Không phải người giàu mới sống tốt mà người nghèo cũng phải được hưởng hạnh phúc trong môi trường sống khiêm tốn của họ.
Thứ 3 là phải chú ý đến sự cân bằng sinh thái của đô thị, đơn cử: “Lấp kênh rạch, để xây dựng đô thị thì phải tính đến chuyện đào thêm những dòng chảy tự nhiên khác để thoát nứơc”. Cuối cùng không nên xây dựng thành phố cực lớn, thành phố siêu đô thị. Chính quyền phải giữ cho thành phố phát triển ở mức vừa phải, có một lượng dân cư ổn định …
Như vậy phải kết hợp phát triển những thành phố vệ tinh để giảm áp lực phát triển cho TP.HCM. Ý kiến của Ông Hải được nhiều đại biểu tán đồng. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền, thành viên của tổ chức hợp tác và Thụy Sĩ lưu ý: nhà nước nên phát huy vai trò của cộng đồng, nghe ý kiến đóng góp của người dân khi đưa ra mô hình xây dựng đô thị. Khi người dân chỉ là bên hưởng lợi một cách thụ động, họ không có ý thức giữ gìn bảo quản, vừa không đóng góp được sự sáng tạo, trí tuệ và nguồn lực.
Tại hội nghị, viện kinh tế cũng đã tham khảo những ưu và khuyết điểm trong quá trình xây dựng và phát triển của một số thành phố Châu Á như Bangkok, Songkhia (Thái Lan), Đài Bắc, Singapore… Theo dự kiến, sẽ có một hội nghị quốc gia về vấn đề này trong tháng tới.
Theo Ngọc Hà – Pháp Luật
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: