Những diễn biến trên thị trường bất động sản hiện nay như tăng nguồn cung, tăng giá khiến nhiều người lo ngại tình trạng “bong bóng” sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì khó có khả năng lặp lại điều này bởi các dự án mới hiện nay đã bám sát nhu cầu của thị trường.
Nhu cầu có thực
Tại lễ mở bán tòa T2 của dự án Thăng Long Victory tại Hà Nội trong tháng 6, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà cho biết, 400 căn của tòa T1 đã được bán hết trong một thời gian ngắn. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngay trong ngày mở bán tòa T2 (20/6), đã có gần 100 giao dịch thành công. Đây là dự án thuộc phân khúc trung bình, với mức giá từ 800 triệu đồng/căn.
Nhiều dự án đang tiếp tục được hoàn thiện và mở bán mới.
|
Trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, BĐS vừa qua đã đóng góp khoảng 2,2% vào mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (6,11%). Việc các dự án hoạt động trở lại, dòng tiền của xã hội đổ vào BĐS tăng lên là những tín hiệu tốt. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý vẫn phải cảnh giác với “bong bóng” BĐS và nhu cầu ảo. Nếu tiếp tục đổ tiền vào có thể làm trầm trọng nợ xấu BĐS và giai đoạn sau sẽ khó khăn hơn nữa nên Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt. |
Thực tế cho thấy, tiếp đà ấm lên của thị trường từ cuối năm 2014, bất động sản (BĐS) nửa đầu năm 2015 đã có sự tăng trưởng liên tục, thể hiện ở cả nguồn cung và giá. Chỉ tính riêng tại thị trường Hà Nội, trong tháng 5/2015, đã có khoảng 1.650 giao dịch thành công, tăng khoảng 5% so với tháng trước, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2014. Giá BĐS hầu như không còn dấu hiệu giảm mà đang nhích dần lên, tùy độ “hot” của từng dự án trên thị trường.
Trong khi đó, theo số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 20/5/2015, tổng giá trị tồn kho BĐS còn khoảng 67.443 tỷ đồng (giảm 1.338 tỷ đồng so với thời điểm 20/4/2015). Tại Hà Nội, tổng giá trị tồn kho còn khoảng 8.683 tỷ đồng (giảm 186 tỷ đồng).
Niềm tin đã trở lại
Tuy nhiên, đi liền với sự ấm lên của thị trường luôn là nỗi lo của người mua nhà: Liệu có tình trạng “sốt” ảo, dẫn đến “bong bóng” BĐS như giai đoạn 2009 - 2011 hay không? Về vấn đề này, các ý kiến cho rằng, khó có khả năng xảy ra “bong bóng”.
Theo ông Phạm Văn Nam, để một dự án được khách hàng quan tâm hiện nay thì tính mới mẻ của dự án là rất quan trọng. “Khách hàng sẽ lựa chọn vị trí dự án rất kỹ lưỡng, chủ đầu tư phải thực sự có tiềm lực tài chính. Đồng thời, dự án phải được quản lý bởi những nhà quản lý cao cấp, chuyên nghiệp”, ông Nam nhận định.
Chia sẻ với phóng viên báo Tin Tức, chị Châm, một môi giới BĐS có sàn tư vấn tại khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ cho biết, khách hàng hiện nay vẫn chuộng mua căn hộ chung cư trung và cao cấp có tiến độ triển khai nhanh. Các dự án căn hộ chung cư có tiến độ tốt thì giá trên thị trường thứ cấp tăng 3-5% so với giá ban đầu. Tuy nhiên, các dự án xa trung tâm, hạ tầng chưa đầy đủ thì giá không tăng. Khách hàng đủ tỉnh táo để biết dự án nào có khả năng sinh lợi cao.
Đặc biệt, uy tín của chủ đầu tư cũng là một yếu tố góp phần vào sự thành công của dự án. Đơn cử như khu Park Hill tại Vinhomes Times City mới đây đã mở bán và trở thành dự án “hot” trên thị trường BĐS Hà Nội với mức giá cao. Chủ đầu tư của dự án đã có nhiều uy tín khi triển khai các dự án quy mô lớn thành công, để lại dấu ấn. Do đó, khách hàng an tâm, tin tưởng mua nhà dù giá tăng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, các dự án mới triển khai gần đây đều đặc biệt chú trọng đến các yếu tố tiện ích để “ghi điểm” với khách hàng. Cùng với các chương trình khuyến mại, tặng quà, cam kết cho thuê sinh lợi, ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất ưu đãi… Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, việc các dự án thời gian qua tăng giá không có gì lạ. Tuy nhiên, tăng hợp lý hay không thì người mua cần “tỉnh táo”. Nguồn cung liên tục được bổ sung, nhiều dự án mở bán mới là cơ hội để khách hàng tham khảo, chọn lựa trước khi đưa ra quyết định.
Đánh giá về thị trường BĐS hiện nay, ông Neil Mac Gregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, khó lặp lại tình trạng “thổi giá” hay “bong bóng” như trước. Các chính sách luật pháp có hiệu lực từ 1/7 tới đây như cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, bảo lãnh BĐS cũng góp phần khiến người dân yên tâm khi giao dịch BĐS. Mặt khác, lượng kiều hối lớn đổ vào BĐS (năm 2014 chiếm tỷ lệ 17 - 20%) cũng là “trợ lực” cho thị trường BĐS phát triển.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: