Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng các chủ đầu tư đang muốn thu lợi lớn từ đất vàng. Việc thu hồi các dự án bỏ hoang sẽ giúp tăng trách nhiệm chủ đầu tư, tránh đầu cơ đất.
Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu rà soát, đề xuất điều chỉnh, hủy bỏ các dự án có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tránh đầu cơ đất
Trao đổi với Zing.vn, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, hoàn toàn đồng ý và ủng hộ chủ trương này của thành phố.
“Phải khẳng định việc thu hồi là theo quy định của pháp luật. Không nên để tình trạng lãng phí xã hội, lãng phí doanh nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Với những chủ thể vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm. Các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư, lúc đó sẽ có giải pháp giải quyết”, ông Hiểu nói.
Thu hồi đất vàng sẽ tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, tránh việc đầu cơ đất, gây bức xúc trong dân. Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Ngọ Duy Hiểu |
Ông Hiểu cũng nhấn mạnh để một mảnh đất vàng bỏ hoang là một sự lãng phí không chỉ với nhà đầu tư mà còn với xã hội. Khi thu hồi dự án, dự án và giao cho người khác triển khai, mảnh đất vàng sẽ tạo ra giá trị, tạo thêm công ăn việc làm, tạo nên các dự án đầu tư phát triển mới.
Cũng theo vị đại biểu Quốc hội Hà Nội, việc thu hồi đất vàng sẽ tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, tránh việc đầu cơ đất, gây bức xúc trong dân. Đặc biệt là những vụ việc sau khi đền bù, giải phóng mặt bằng rồi quá chậm đưa vào sử dụng, gây nên bức xúc, người dân cũng hoài nghi chính quyền.
“Làm được việc này dần dần sẽ tạo được suy nghĩ rằng ai đủ tiền để đầu tư thì hãy đề xuất với thành phố cung cấp đất cho để làm các dự án. Tránh việc mua đất mà nguồn lực không có, gom đất để đó là điều không nên, gây rất lãng phí xã hội”, ông Hiểu nói thêm.
Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, TS. Phạm Sỹ Liêm, cũng ủng hộ việc thu hồi đất vàng. Theo ông, ở nước ta, đất là sở hữu toàn dân. Nếu giao cho ai sử dụng là có mục đích, chứ không phải tự nhiên giao, rồi giao rồi bỏ đấy.
Một lô đất vàng bỏ hoang nằm gần hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Việt Linh. |
Nhà đầu tư được giao đất có mục đích gắn với thời hạn sử dụng. Chẳng làm gì cả nghĩa là doanh nghiệp đang nói dối. TS Phạm Sỹ Liêm |
Lý giải về việc đất vàng bỏ hoang, ông Đính cho rằng doanh nghiệp mất chi phí đền bù giải tỏa cao quá, do đó muốn tăng hệ số sử dụng, tăng mật độ lên. Tuy nhiên, khi đó lại vướng quy định khống chế chiều cao, mật độ của Nhà nước.
Đơn cử, tại SHB, bầu Hiển cho biết lô đất vàng ở Lý Thường Kiệt dự kiến dùng để xây trụ sở cho ngân hàng này. Doanh nghiệp muốn xây trụ sở cao 13-15 tầng nhưng lô đất này lại nằm trong khu vực nội thành đặc biệt nên UBND TP Hà Nội có quy định khống chế chiều cao là 8 tầng. Nếu muốn xây cao hơn thì phải có thẩm quyền của Thủ tướng. Mục đích chồng thêm tầng, tối đa hóa khoản tiền đã bỏ ra của SHB gặp khó.
Tương tự, lô đất ở Hàng Bài của Tân Hoàng Minh ban đầu được chấp thuận xây 8 tầng, nhưng vào năm 2016, doanh nghiệp này xin điều chỉnh dự án thành cao 12 tầng. Giống như SHB, đề nghị này bị từ chối.
“Làm theo phương án được cho phép, hiệu quả không cao. Nếu xây dựng như quy định của thành phố, chia giá thành phẩm ra thì đắt khủng khiếp. Nếu cố làm thì không hiệu quả. Do đó, họ phải để đấy chờ đợi để xin phép xây cao thêm. Làm cũng chết và không làm cũng chết. Đó là một cái vòng luẩn quẩn”, ông Đính nói.
Những lô đất vàng bỏ hoang đang gây ra sự lãng phí xã hội lớn. Ảnh: Việt Linh. |
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: