Ngay ngày 25/11/2014, Thông tư 32/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nới lỏng một số quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP (gói 30.000 tỷ đồng) có hiệu lực thì tại nghị trường, các Đại biểu Quốc hội đã "bấm nút" thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, trong đó có việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Liệu điều này có tạo nên cú hích cho thị trường bất động sản (BĐS)?
Theo Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 25/11/2014, người nước ngoài có quyền thuê và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc tối đa 250 biệt thự/nhà liền kề trong một dự án. Việc sửa đổi cũng cho phép cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu có thời hạn đăng ký là 50 năm. Luật Nhà ở sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. |
Dẫn chứng cho điều này, ông Vũ tiết lộ, trong năm 2015, Incomreal sẽ phân phối ít nhất 3 dự án căn hộ mang thương hiệu First Home (tại Bình Dương, Q. Thủ Đức, Q.9), có giá dao động từ 600 - 800 triệu đồng/căn. Bởi, thực tế thanh khoản cho thấy, năm 2014, họ đã bán hơn 1.300 căn hộ từ 2 dự án ở Đà Nẵng và Q.12, TP.HCM.
Trong khi đó, phía Công ty Nam Long cho biết, theo kế hoạch, từ đây đến hết năm 2017, bình quân mỗi năm, Công ty cung cấp hơn 2.000 căn hộ cho thị trường, một phần trong số đó sẽ đáp ứng được yêu cầu của Thông tư 32.
Bổ sung đối tượng tham gia thị trường
Cùng với Thông tư 32, những ngày cuối tháng 11, thị trường BĐS lại đón nhận thêm tin vui. Đó là việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở sửa đổi; trong đó, đáng chú ý là việc cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
Kể từ khi Nghị quyết 19/2008/QH12 quy định về chương trình thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam có hiệu lực từ 2009 (hết hiệu lực từ cuối 2013) thì ước tính chỉ có hơn 100 trường hợp trong tổng số hơn 80.000 người nước ngoài (không bao gồm Việt kiều) hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam mua được nhà, nhưng phần lớn là kết hôn với công dân Việt Nam. Vấn đề của người nước ngoài khi tiếp cận nhà ở tại Việt Nam là thủ tục khá rườm rà và có nhiều quy định chưa rõ ràng.
Nói về thông tin người nước ngoài được phép mua nhà ở Việt Nam, ông Trương Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng bày tỏ, đây là một tin tốt và tín hiệu đáng mừng cho thị trường BĐS vì nó mở thêm đối tượng tham gia vào thị trường.
"Quyết định này thể hiện một số điều khoản tương đối rõ ràng nhưng chúng tôi mong muốn sớm có có các văn bản dưới luật để DN hiểu và triển khai một cách tốt nhất đến khách hàng", ông Hưng nói.
Với khách hàng nước ngoài thì các văn bản giải thích cần phải rõ ràng. Tính đến thời điểm hiện nay, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là khu vực có số lượng người nước ngoài cư trú khá đông. Theo chia sẻ của ông Hưng, có hơn 30% người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây nhưng đa số là thuê nhà.
Trước đây, dù Quốc hội có thông qua luật cho phép người nước ngoài mua nhà nhưng còn nhiều điều kiện đi kèm, thứ hai là có những văn bản dưới luật chưa được triển khai đầy đủ, toàn diện, những đơn vị phát triển BĐS chưa biết giải thích ra sao cho khách hàng nên hạn chế người nước ngoài tiếp cận sản phẩm BĐS. Ông Hưng cũng nhìn nhận, sắp tới, có thể một bộ phận người nước ngoài sẽ cân nhắc việc mua nhà tại Việt Nam.
Đứng ở góc độ công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, đại diện Savills Việt Nam cho rằng, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép nới lỏng các điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giúp đối tượng này có đầy đủ quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam. Trong năm 2013, lượng kiều hối đã tăng 10% với 11 tỷ USD, lượng lớn kiều hối này giờ đây có thể yên tâm rót vào thị trường BĐS.
Thêm nữa, người nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cấp quyền sở hữu hợp pháp, đồng thời mở ra một số lượng người mua nhà mới. Điều này tạo thêm tính thanh khoản cho thị trường nhà ở hiện đang phục hồi tương đối trên cả nước. Song, quan trọng hơn hết là việc sửa đổi luật sẽ giúp thị trường BĐS Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trong khu vực.
Nó cũng sẽ cho phép các nhà đầu tư đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam có cơ hội tiếp cận với phân khúc tài sản hấp dẫn này trong một thị trường mới nổi với những đặc điểm cấu trúc hấp dẫn và những tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, không ít lãnh đạo doanh nghiệp cũng thể hiện quan điểm rằng, phải mất 2 - 3 năm nữa, khi đi vào thực tiễn mới đánh giá hết tính tích cực, cũng như hạn chế của Luật Nhà ở sửa đổi.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: