Ảnh minh họa
|
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay vào việc mua đi bán lại bất động sản khoảng 50 nghìn tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng bất động sản năm 2010 được đánh giá là ổn định. Tăng trưởng tín dụng của bất động sản xấp xỉ bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của tất cả các ngành, không tăng chậm hơn và cũng không tăng nhanh hơn so với các lĩnh vực khác.
Cụ thể, tổng dư nợ cho vay bất động sản năm 2010 khoảng 224 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm trước.
Trong đó, cho vay vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho vay vào các khu đô thị, các dự án văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại, sửa chữa nhà,…
Đối với lĩnh vực cho vay vào kinh doanh bất động sản (theo nghĩa như là mua đi bán lại,…) đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đặc biệt là tại thị trường Tp.HCM, dư nợ cho vay trong bất động sản chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%,...còn lại là các tỉnh thành phố khác. Người dân Tp.HCM dùng tiền ngân hàng đi mua bất động sản rất là nhiều, do đó, khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.
Căn hộ tại Tp.HCM hiện nay gần như bão hòa, giao dịch dường như rất hạn chế, có những loại căn hộ thương mại giá chỉ bằng nhà thu nhập thấp tại Hà Nội từ 11-12 triệu đồng/m2, mà còn không bán được.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn được ngân hàng quan tâm, trong lĩnh vực bất động sản thì đây là lĩnh vực có hiệu quả và đảm bảo được khả năng trả nợ. Lĩnh vực này vẫn chiếm được lòng tin của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, ngân hàng sẵn sàng mở hầu bao cho vay đối với lĩnh vực này, đối với những dự án có hiệu quả cao.
Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phu sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
Theo Thứ trưởng, hiện nay chúng ta quan niệm xếp bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi vì, nếu xét về lĩnh vực tạo lập bất động thì đương nhiên lại là ngành sản xuất, bởi bất động sản cũng là một hàng hóa.
Chúng ta phải sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng để xây nên một căn nhà, sử dụng nhiều lao động (để xây dựng 1m2 nhà cần đến 17-20 nhân công lao động), sử dụng ngành giao thông vận tải,…do đó việc tạo lập bất động sản lại là ngành sản xuất lôi kéo các ngành nghề khác phát triển theo.
Còn đối với lĩnh vực dịch vụ bất động sản thì đây mới là lĩnh vực phi sản xuất. Do đó, việc xếp toàn bộ bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất là chưa chính xác, cần phải xem xét lại.
DiaOcOnline.vn - Theo Cafef
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: