Vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, trong đó, hướng dẫn cách ghi nhận khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản và cách tính thuế.
Cụ thể, với doanh nghiệp (DN) ghi nhận chênh lệch giá trị tài sản khi cổ phần hóa thì phần chênh lệch giá trị tài sản được ghi tăng vào phần vốn nhà nước và được ghi nhận tính khấu hao. Với trường hợp định giá lại tài sản để góp vốn, chia tách, sáp nhập… thì khoản chênh lệch sẽ được ghi nhận dần vào lợi nhuận khác của DN góp vốn theo thời gian khấu hao của đơn vị nhận góp vốn và chịu thuế thu nhập DN.
Riêng trường hợp định giá lại giá trị sử dụng đất để góp vốn, điều chuyển, chia tách, sáp nhập… như trường hợp của CTCP Gemandept và CTCP Kinh Đô thì sẽ chia ra 2 trường hợp, tùy theo phân loại quyền sử dụng đất.
Cụ thể, với quyền sử dụng đất có thời hạn thì việc ghi nhận lợi nhuận, tính thuế phần chênh lệch giá trị sử dụng đất được tính như trường hợp góp vốn bằng tài sản thông thường. Với trường hợp đất góp vốn là đất có quyền sử dụng lâu dài, hoặc khi đó, DN nhận góp vốn không trích khấu hao với giá trị quyền sử dụng đất, DN góp vốn sẽ không phải chịu thuế TNDN với phần chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất.
Với chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất khi góp vốn để đầu tư xây dựng với mục đích bán, thì sẽ phải tính vào thu nhập khác và chịu thuế thu nhập DN. Thông tư này cũng hướng dẫn chi tiết hơn giá vốn của phần tài sản đem góp vốn phát sinh chênh lệch giá trị, đặc biệt với giá trị quyền sử dụng đất.
Như vậy, với dự thảo Thông tư trên, NĐT khi tiếp nhận thông tin về lợi nhuận đột biến của các doanh nghiệp từ định giá chênh lệch tài sản cần phân biệt rõ doanh nghiệp được hạch toán lợi nhuận và chịu thuế như thế nào.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: