Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả cấp mới và tăng thêm, trong 11 tháng đầu năm 2008, đã có 60,09 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.
Riêng trong tháng 11, cả nước có 106 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 726 triệu USD.
Như vậy, tổng số dự án cấp mới trong 11 tháng đầu năm 2008 lên 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD, bằng 82,5% về số dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, trong tháng 11, có 25 lượt dự án tăng vốn với tổng trị giá 272 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008 lên 242 lượt dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD.
Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.
So với cùng kỳ năm 2007, số dự án cấp mới 11 tháng đầu năm tuy ít hơn (bằng 82,5%), song vốn đăng ký đầu tư lại tăng gần gấp 7 lần.
Ngày càng xuất hiện nhiều các dự án có quy mô lớn như dự án Khu liên hợp thép Cà Ná tại Ninh Thuận, Khu liên hợp thép Fomosa tại Hà Tĩnh, Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa...
Cục Đầu tư nước ngoài dự báo, năm 2008, lượng vốn FDI được giải ngân sẽ đạt mức cao nhất trong 20 năm qua.
Hiện đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia có 49 dự án đầu tư vào Việt Nam, tuy số lượng không nhiều nhưng nhờ dự án Khu liên hợp thép Cà Ná trị giá gần 9,79 tỷ USD nên đã vươn lên đứng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD.
Đài Loan đứng thứ 2 có 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 có 95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỷ USD. Brunei đứng thứ 4 có 16 dự án, vốn đầu tư 4,38 tỷ USD. Canada đứng thứ 5 có 8 dự án, vốn đầu tư 4,23 tỷ USD...
Với dự án là Khu liên hợp thép Cà Ná, Ninh Thuận đứng đầu danh sách các tỉnh, thành phố thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Bà Rịa -Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD.
Tiếp theo là Tp.HCM 8,3 tỷ USD, Hà Tĩnh 7,87 tỷ USD, Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, Phú Yên 4,3 tỷ USD, Hà Nội 2,8 tỷ USD, Kiên Giang 2,3 tỷ USD, Đồng Nai 1,78 tỷ USD...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả cấp mới và tăng thêm, trong 11 tháng đầu năm 2008, đã có 60,09 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.
Riêng trong tháng 11, cả nước có 106 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 726 triệu USD.
Như vậy, tổng số dự án cấp mới trong 11 tháng đầu năm 2008 lên 1.059 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 59 tỷ USD, bằng 82,5% về số dự án và tăng gần 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, trong tháng 11, có 25 lượt dự án tăng vốn với tổng trị giá 272 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 11 tháng đầu năm 2008 lên 242 lượt dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,08 tỷ USD.
Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút được 60,09 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.
So với cùng kỳ năm 2007, số dự án cấp mới 11 tháng đầu năm tuy ít hơn (bằng 82,5%), song vốn đăng ký đầu tư lại tăng gần gấp 7 lần.
Ngày càng xuất hiện nhiều các dự án có quy mô lớn như dự án Khu liên hợp thép Cà Ná tại Ninh Thuận, Khu liên hợp thép Fomosa tại Hà Tĩnh, Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa...
Cục Đầu tư nước ngoài dự báo, năm 2008, lượng vốn FDI được giải ngân sẽ đạt mức cao nhất trong 20 năm qua.
Hiện đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia có 49 dự án đầu tư vàoViệt Nam, tuy số lượng không nhiều nhưng nhờ dự án Khu liên hợp thép Cà Ná trị giá gần 9,79 tỷ USD nên đã vươn lên đứng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD.
Đài Loan đứng thứ 2 có 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 có 95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỷ USD. Brunei đứng thứ 4 có 16 dự án, vốn đầu tư 4,38 tỷ USD. Canada đứng thứ 5 có 8 dự án, vốn đầu tư 4,23 tỷ USD...
Với dự án là Khu liên hợp thép Cà Ná, Ninh Thuận đứng đầu danh sách các tỉnh, thành phố thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Bà Rịa -Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD.
Tiếp theo là Tp.HCM 8,3 tỷ USD, Hà Tĩnh 7,87 tỷ USD, Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, Phú Yên 4,3 tỷ USD, Hà Nội 2,8 tỷ USD, Kiên Giang 2,3 tỷ USD, Đồng Nai 1,78 tỷ USD...
DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: