Việc triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở cho đến nay có thể nói chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Trong khi những vướng mắc đang được tháo gỡ thì vẫn tiếp tục phát sinh những khó khăn chưa thể tháo gỡ.
Thiếu nguồn cung
Để chứng minh cho thực trạng này, ông Nguyễn Viết Mạnh- Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dẫn chứng số liệu cho biết: Mặc dù tồn kho bất động sản toàn quốc khoảng 27.805 căn hộ, nhưng lại tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và hạng sang, còn phân khúc nhà ở trung bình, nhà ở xã hội không đáng kể.
Mặt khác, do trước đây các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, có quy mô lớn và giá bán cao nên quỹ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70m2/căn và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các địa phương đến thời điểm hiện nay rất khan hiếm. Do đó, nguồn cung để đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân đủ điều kiện vay mua, thuê, thuê mua nhà theo chương trình hỗ trợ nhà ở còn hạn chế.
Nguồn cung về nhà ở xã hội thiếu là rào cản khách hàng tiếp cận nguồn vốn 30.000 tỷ đồng. |
Sắp có phiên giao dịch nhà ở xã hội
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức “Phiên giao dịch bất động sản lần 2” từ 18 đến 20.10 tại Hà Nội. Dự kiến có 100 gian hàng gồm các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho nhu cầu thực. Mục đích của phiên giao dịch này nhắm đến là các bất động sản nhà ở cho người có thu nhập thấp, phù hợp với nhu cầu thực hiện nay như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2.
|
Cũng trong buổi cập nhật tình hình triển khai gói tín dụng này vào cuối tuần trước, đại diện NHNN và Bộ Xây dựng đều hứa hai nội dung vướng mắc lâu nay kể từ khi triển khai chính sách này, về công nhận tài sản thế chấp khi vay vốn bằng chính căn hộ được mua và vướng mắc trong việc yêu cầu UBND các xã, phường xác nhận về thực trạng nhà ở trong phạm vi địa bàn quản lý cho khách hàng sẽ sớm được khắc phục.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Để thực hiện gói hỗ trợ này có hiệu quả và đồng bộ, tất cả các ngân hàng được chỉ định thực hiện cần xây dựng bộ chỉ tiêu giống nhau, khi nào thực hiện, điều kiện cho vay ra sao, bước nào cho doanh nghiệp, bước nào cho người dân… cần thống nhất. “Không thể để tình trạng tùy tiện, muốn giải ngân phần nào trước cũng được.
Ngoài ra, ngân hàng cần phải có những sản phẩm tín dụng có cấu trúc phù hợp cũng như hoạch định phương án, cách thức trả nợ gốc, nợ lãi, theo dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần, để người dân được chủ động với khoản vay của mình”-ông Hiếu đề xuất.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: