Nhiều Việt kiều gặp khó khăn, vướng mắc trong việc mua và sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở, trong đó cản trở lớn nhất là thủ tục hành chính.
Đó là thông tin được Luật sư
Albert Franceskinj, Trưởng chi
nhánh Công ty Luật dân sự
Avocats (Pháp) đưa ra tại Hội
thảo "Xác lập quyền sở hữu
nhà ở đối với người Việt Nam
định cư ở nước ngoài" do Hiệp
hội Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào
cuối tuần qua tại TP.HCM.
Theo Luật sư Albert
Franceskinj, sau hơn 7 năm kể
từ khi có chính sách cho phép
một số đối tượng Việt kiều
được mua và sở hữu nhà tại
Việt Nam, đến nay mới chỉ có
khoảng 140 Việt kiều thực
hiện được điều này. Tính ra
trung bình mỗi năm, mới có 20
Việt kiều được sở hữu nhà tại
Việt Nam, một con số quá ít so
với 100.000 Việt kiều có khả
năng và nhu cầu.
"Khó khăn về điều kiện và
thủ tục để được sở hữu nhà tại
Việt Nam khiến rất nhiều Việt
kiều nhờ người thân trong
nước đứng tên mua nhà. Điều
này đã dẫn đến những bất ổn
trong quan hệ dân sự và tiềm
ẩn nguy cơ tranh chấp có thể
xảy ra", luật sư Albert
Franceskinj cho biết và chỉ ra
nguyên nhân của tình trạng
trên là do quy định chưa rõ
ràng về điều kiện sở hữu nhà ở
và thủ tục thực hiện quyền sở
hữu nhà ở của Việt kiều tại
Việt Nam.
Cụ thể nếu so sánh với
Nghị định 181/2002/NĐ-CP
quy định về việc người Việt
Nam định cư ở nước ngoài
được mua nhà ở tại Việt Nam,
thì Nghị định 90/2006/NĐ-CP
đã mở rộng hơn, với việc cho
đối tượng Việt kiều, gồm cả
những trường hợp được sinh
sống ổn định tại Việt Nam và
trường hợp được phép cư trú từ
đủ 6 tháng trở lên, được quyền
sở hữu nhà. Tuy nhiên, do
Nghị định 90/2006/NĐ-CP
không quy định rõ, nên các cơ
quan quản lý nhà nước gặp
khó khăn khi xác định tiêu chí
"sinh sống ổn định tại Việt
Nam". Nếu coi người hồi
hương hoặc nhà đầu tư là thể
hiện của nhu cầu "sinh sống
ổn định tại Việt Nam" thì đây
lại không phải là đối tượng
được mở rộng.
Còn với trường hợp Việt
kiều được phép cư trú tại Việt
Nam từ đủ 6 tháng trở lên, lại
gặp phải vướng mắc trong việc
xác định thời gian cư trú (thực
tế hay theo giấy phép?) và tiêu
chí xác định được phép cư trú
(giấy phép cư trú hay thị
thực?). Do quy định chưa chi
tiết nên dẫn đến việc thực thi
chính sách không hiệu quả.
Tại Hội thảo nêu trên, nhiều Việt kiều cũng cho biết,
khi đi mua nhà, họ đã gặp phải
nhiều trở ngại từ các thủ tục
hành chính. Trường hợp của
chị Trinh, một Việt kiều Pháp
là một ví dụ. Chị được địa
phương yêu cầu phải xuất trình
chứng minh nhân dân và hộ
khẩu khi đi làm thủ tục đăng
ký sở hữu căn nhà mới mua.
Trong khi đó theo quy định, chị
Trinh chỉ cần xuất trình hộ
chiếu là đủ . Nếu hộ chiếu do
cơ quan Việt Nam cấp thì
không có vấn đề gì, nhưng nếu
hộ chiếu do quốc gia khác cấp
thì phải kèm theo giấy tờ khác
như giấy đăng ký công dân để
chứng minh mình là Việt kiều.
Nhiều Việt kiều khác lại
thắc mắc, cơ quan nào sẽ xác
nhận thời gian cư trú đủ 6
tháng trở lên và làm thế nào
để chứng minh mình chưa có
nhà ở tại Việt Nam. Đại diện
một phòng công chứng cho
rằng, Bộ Công an và Bộ ngoại
giao là những đơn vị làm việc
này, nhưng vấn đề là hiện vẫn
chưa có hướng dẫn cụ thể.
Khi làm thủ tục mua nhà
tại Việt Nam, một Việt kiều
Pháp (về đầu tư tại Việt Nam
từ nhiều năm nay và đã được
cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh) đã xuất trình giấy
đăng ký này, nhưng cơ quan
đăng ký không chấp nhận mà
yêu cầu phải xuất trình giấy
chứng nhận đầu tư. Đại diện
Công chứng thừa nhận, vấn đề
này đang còn nhiều bàn cãi,
ngay cả cơ quan chức năng
cũng có chưa có sự thống nhất.
Theo quy định, Việt kiều về
Việt Nam đầu tư trực tiếp và
được cấp giấy chứng nhận đầu
tư thì được quyền mua nhà
không giới hạn. Bộ Xây dựng
cũng thống nhất với quan điểm
đó, nhưng Sở Tư pháp thì cho
rằng, giấy chứng nhận đầu tư
và giấy phép đăng ký kinh
doanh khác nhau.
Xung quanh vấn đề nhà ở
cho Việt kiều, Chính phủ đang
xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi
Luật Nhà ở theo hướng mở
rộng đối tượng Việt kiều được
quyền sở hữu nhà ở tại Việt
Nam. Nhiều ý kiến cho rằng,
việc mở rộng này có ý nghĩa
rất lớn đối với bà con Việt
kiều đang muốn sinh sống tại
Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù
điều kiện sở hữu nhà ở cho
Việt kiều có được "nới lỏng",
nhưng việc cụ thể hóa các điều
kiện đó không chi tiết thì chính
sách sẽ chậm đi vào cuộc sống.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: