Theo ông, quy hoạch phải có nhu cầu về không gian và phải dự báo cho một thời gian dài.
Với mọi người, ông Nguyễn Đăng Sơn chỉ giới thiệu mình là một chuyên gia đô thị. Khi cần thiết, ông mới cho biết chức danh của ông là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (IUSID) thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Nhiều bài báo ghi ông là tiến sĩ, ông đính chính ngay “Chỉ là tiến sĩ hụt thôi” vì ông từng là nghiên cứu sinh nhưng chưa bảo vệ luận án. Thế nhưng những đóng góp của ông cho khoa học đô thị Việt Nam đã vượt tầm của một tiến sĩ.
Quản lý quy hoạch “bao cấp”
* Theo ông thì quy hoạch của TP.HCM thiếu điều gì mà chính quyền phải loay hoay gần chục năm nay?
TP hiện nay vẫn sử dụng phương pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cách tiếp cận quy hoạch từ góc độ của nền kinh tế tập trung bao cấp không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện tại nữa.
Ngay từ giữa thập niên 1990, UBND TP.HCM đã cho nghiên cứu và đồng ý ứng dụng những phương pháp quy hoạch đô thị mới như phương pháp quy hoạch đô thị hợp nhất, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng... Khi đó, lãnh đạo UBND TP đã đồng ý nhưng khi xin ý kiến của Bộ Xây dựng thì không được hồi âm.
* Ông nói vậy tức là TP đã có những nghiên cứu về phương pháp quy hoạch đô thị rất sớm?
Đúng vậy! Nhiều công trình vẫn còn đang triển khai và thực hiện cho đến bây giờ như đề tài nghiên cứu nếp sống văn minh đô thị, phương pháp quy hoạch đô thị hợp nhất, quản lý trật tự đô thị, thay đổi sắp xếp lại số nhà, mảng xanh đô thị... Chương trình phát triển đô thị trong thời kỳ chuyển đổi cũng đã được nghiên cứu từ những năm tháng này. Nếu đưa được vào áp dụng thì bộ mặt đô thị ngày nay đã khác đi rồi.
* Theo ông, nguyên nhân vì sao những công trình khoa học tiến bộ đó đã không được đưa vào thực hiện?
Các bộ không nghiên cứu để đưa vào luật thì các địa phương cũng không dám xé rào mà áp dụng cho dù có biết, có nghiên cứu kỹ. Cơ chế các bộ ở trung ương thời bấy giờ khó thay đổi nên đã hạn chế những hỗ trợ cho TP triển khai các đề tài khoa học trên.
Tôi nhớ có hai đề tài rất thiết thực cho quản lý đô thị là nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý đô thị Việt Nam và nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý đô thị TP.HCM. Các đề tài này đã đề ra nhiều cách tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý quy hoạch.
Nhưng đã gần 20 năm rồi, dự án Luật Quy hoạch đô thị chỉ tiếp thu phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, còn chế định quy hoạch đô thị hợp nhất thì chưa nghe bàn tới.
* Vấn đề chính của quy hoạch TP.HCM hiện tại là quy hoạch rồi để “treo”, rồi lại điều chỉnh. Bài thuốc nào cho bệnh “treo” này?
Quy hoạch đô thị phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Mỗi một quy hoạch đều có nhu cầu về không gian (tức đặt nó ở đâu) và phải tính toán, dự báo cho một thời gian dài. Nếu những dự báo đó phù hợp với nhu cầu tự thân của vùng, địa phương, khu vực đó thì không thể “treo” được (không quy hoạch thì nó cũng sẽ tự hình thành như thế trong quá trình biến đổi và phát triển).
Nhà quy hoạch hiện tại làm quy hoạch không có đầy đủ “đầu vào” về nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường nên phải tự nghĩ và vẽ lên cho đẹp, cho đúng tiêu chuẩn. Vì thế nên sản phẩm quy hoạch “đầu ra” chỉ treo tường xem chứ khó có thể thực hiện được trong thực tế.
“Nói phải củ cải cũng nghe”!
* Nhiều lần ông nói rằng mâu thuẫn giữa Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường chẳng qua là mâu thuẫn giữa một bên lấy đất làm gốc, một bên lấy nhà làm gốc. Do ông đứng ngoài chính quyền nên mới dám nói thẳng?
Cũng có thể vì về hưu rồi nên nói thẳng nó dễ hơn chăng (cười). Kỳ này sửa đổi Luật Đất đai và xây dựng Luật Đăng ký bất động sản, tôi cho là đã tiếp cận được với phương pháp quản lý hiện đại và tiếp cận với thông lệ quốc tế vì kiên trì được việc đưa quản lý nhà, đất về một đầu mối, lấy đất làm gốc, một giấy hai quyền.
Nói thế không phải vì các dự án luật này có tôi tham gia tổ soạn thảo mà tôi ca lên đâu nhé! Ngay khi Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa mời tham gia, tôi đã có bài viết góp ý thẳng thắn chứ có nể nang gì đâu. Tôi nói ở đây vì mục đích phát triển chung và giúp người dân đỡ khổ nên tôi không ngại. Khi còn tại chức, tôi cũng nói thẳng như nói với báo bây giờ đây! “Nói phải củ cải cũng nghe” mà!
* Ông tâm huyết với ngành quản lý đô thị, nghiên cứu và góp ý nhiều nhưng được tiếp thu để thực hiện trong thực tế thì không bao nhiêu. Có khi nào ông nản?
Ông Nguyễn Đăng Sơn
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: