Một góc Thành phố Thượng Hải
|
Vấn đề quy hoạch các khu đô thị mới, khu kinh tế trọng điểm theo hướng hiện đại, hợp lý, có hiệu quả cao đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Dưới đây là kinh nghiệm quy hoạch, xây dựng đô thị tại Phố Đông bên bờ Hoàng Phố của Thượng Hải (Trung Quốc).
Trước khi hình thành các khu đô thị mới, Phố Đông có diện tích tới 522.75km2 và dân số hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thượng Hải đã quy hoạch đầy đủ khu thương mại tài chính, khu chế xuất... để tạo nên một thế mạnh tổng hợp cho Phố Đông.
Sau khi có chủ trương phát triển mỗi khu, chính quyền tập trung xây dựng quy hoạch rất chi tiết với 3 tiêu chí: quy hoạch hạ tầng phải chú trọng môi trường; quy hoạch kinh tế phải đa năng, hài hòa; quy hoạch phát triển xã hội chú ý dân cư sinh sống và làm việc. Đặc biệt, quy hoạch không phủ kín hoàn toàn mà còn để lại 1 quỹ đất dành cho phát triển theo nhu cầu, tạo sự linh hoạt cho sự phát triển.
Tại Phố Đông, chính quyền thành phố Thượng Hải đã giao quyền sử dụng đất của các khu đô thị trong tương lai cho các công ty 100% vốn Nhà nước. Các công ty sẽ thế chấp quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn GPMB và đầu tư hạ tầng, sau đó được đấu giá cho các nhà đầu tư để thu hồi vốn.
Đặc biệt, các công ty này còn có quyền huy động vốn đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước cũng như quốc tế.Tiến độ GPMB diễn ra nhanh chóng do các công ty bố trí khu tái định cư cho người dân gần với nơi ở cũ với những điều kiện tốt hơn.
Sau khi đi vào hoạt động, trong 5 năm đầu, các khoản thuế sẽ không phải nộp vào ngân sách nhà nước mà được giữ lại để tái đầu tư cho các khu đô thị, khu kinh tế. Nhờ chính sách này, việc phát triển các khu kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến cân đối ngân sách và không quá phụ thuộc vào ngân sách.
Để có nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở như xây dựng hệ thống cầu, hầm nối hai bờ Hoàng Phố, chính quyền Thượng Hải đã vay tiền từ Ngân hàng Thế giới (WB), sau khi các công trình này đi vào hoạt động WB tổ chức thu phí để hoàn vốn. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành phương thức thu phí gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế do lưu lượng xe qua lại khoảng 1 triệu xe/ngày nên Thượng Hải đã bỏ tiền mua lại quyền khai thác từ WB.
Chính quyền không thu phí trực tiếp để tiết kiệm thời gian, nhân lực mà tổ chức thu hồi vốn bằng cách thu một khoản phí khi người dân mua ô tô. Ngoài việc vay vốn của ngân hàng, Thượng Hải đã kêu gọi các Bộ ngành, các địa phương khác đầu tư vào Phố Đông với nhiều chính sách ưu đãi. Những chính sách huy động vốn linh hoạt trên đã giúp cho tổng vốn đầu tư hạ tầng của Phố Đông hơn 300 tỷ Nhân dân tệ nhưng vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 10%.
DiaOcOnline.vn - Theo Kinh Tế Đô Thị
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: