Top

Năm 2009: Bất động sản Singapore đối mặt với suy thoái

Cập nhật 06/04/2009 08:30

Hồi đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore đã tiên đoán rằng kinh tế của thành phố sẽ giảm 2-5% trong năm 2009. Hóa ra đó lại là một dự báo quá lạc quan.

Trao đổi với CNBC, Thủ tướng Chính phủ Lee Hsien Loong cho biết theo Reuters, nền kinh tế có thể sụt đến 8%. Điều này không gây ngạc nhiên khi biết rằng kinh tế Singapore chủ yếu phụ thuộc vào thương mại.

Xuất khẩu dựa vào kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái toàn cầu vì người tiêu dùng có khuynh hướng “thắt lưng buộc bụng” và nhu cầu vận chuyển bằng đường biển đối với một số hạng mục hàng hóa cũng giảm đi.

Theo CNN, giảm cầu về điện tử, thuốc men và hóa chất sẽ có thể tiếp tục tác động đến nền kinh tế của Singapore suốt năm 2009. Channel NewsAsia đưa tin ngành sản xuất tụt 29% và ngành điện tử cũng chao đảo với con số suy giảm 43% trong tháng 1-2009 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường bất động sản Singapore


Bất động sản Singapore không tránh khỏi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo Property Report Asia, dữ liệu từ Tổng cục Tái phát triển Đô thị (URA) cho thấy giao dịch bất động sản trong tháng Giêng ở mức thấp nhất kể từ khi URA ghi nhận kỷ lục hồi tháng 6-2007.

Số liệu của quý 4-2009 chỉ ra rằng có sự suy giảm giao dịch đáng kể do các nhà đầu tư trở nên e dè trước nền kinh tế không ổn định và chi phí leo thang. Điều này càng được củng cố trước con số sụt giảm 70% trong tổng giá trị giao dịch 17,84 tỷ USD năm 2008, giảm 57,02 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, tin tốt là dự đoán thị trường bất động sản Singapore có khả năng duy trì bền vững về dài hạn.

Mới đây, trong bản báo cáo khu vực năm 2009 về Xu hướng Nổi bật trong Bất động sản, Pricewaterhouse-Coopers (PwC) và Tổ chức nghiên cứu Urban Land Institute (có trụ sở tại Mỹ) đã xếp Singapore đứng vị trí thứ hai trong 5 thành phố hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương đối với đầu tư bất động sản. Bản báo cáo đã phân tích 20 thành phố thuộc châu Á - Thái Bình Dương và trao đổi với các chuyên gia bất động sản ở mỗi thành phố để đưa ra bảng xếp hạng.

Nhà ở

CB Richard Ellis (CBRE) báo cáo rằng hoạt động trong lĩnh vực nhà ở lên đến 35,1% trong tổng doanh số đầu tư, tăng thêm 6,27 tỷ USD. So với năm 2007, chỉ số giao dịch trong năm 2008 đã sụt giảm qua con số 80,8% ấn tượng, giảm từ 32,71 tỷ USD giao dịch năm 2007.

Theo Jones Lang LaSalle, công ty tài chính chuyên về dịch vụ bất động sản, giá nhà đất có khả năng giảm nhiều hơn nữa vì các khu xây dựng phát triển mới được hoàn thành sẽ tạo thêm khó khăn cho thị trường trong nền kinh tế khủng hoảng. Lợi tức từ việc cho thuê nhà đất cũng được dự đoán sẽ sụt giảm nhiều hơn nữa trong năm 2009 khi điều kiện kinh tế ngày càng trở nên xấu đi.

Bất động sản văn phòng


Bất động sản văn phòng giữ 30,2% trong tổng doanh thu đầu tư bất động sản của năm 2008. Số liệu năm 2008 cho thấy đã suy giảm 62,4%, từ 14,34 tỷ USD trong năm 2007 còn 5,39 tỷ USD trong năm 2008.

Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle, các công ty đang bắt đầu thu hẹp mặt bằng, đặc biệt, Citibank và Ngân hàng phát triển Singapore còn cho thuê văn phòng của họ.

Bất động sản công nghiệp

Không giống với những lĩnh vực bất động sản khác ở Singapore, bất động sản công nghiệp thu hút đầu tư đáng kể trong năm 2008, đóng góp 18,5% cho tổng doanh số đầu tư bất động sản, lên đến mức khổng lồ là 65% so với năm trước.

Tuy nhiên, cũng theo Jones Lang LaSalle, bất động sản công nghệ cao chỉ là “muối bỏ bể” trong tình hình kinh tế của Singapore. Những tháng còn lại của năm 2009 được dự báo tình hình sẽ tệ hơn khi tiềm năng kinh doanh ở lĩnh vực này vẫn tiếp tục ảm đạm.

Hướng đến tương lai

Khôi phục nền kinh tế toàn cầu cần phải có thời gian. Mức đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và khối lượng giao dịch của Singapore sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009. Hy vọng rằng sự khủng hoảng tín dụng sẽ không tiếp tục leo thang và thị trường sẽ bắt đầu cải thiện và ổn định thay vì cứ ngày càng tồi tệ như thế.

Ông David Sandison của PricewaterhouseCoopers, trên một thông cáo báo chí cho biết, mối đe dọa lớn nhất ở Singapore không có gì khác ngoài sự ràng buộc tín dụng. Dường như hàng loạt các dự án phát triển đều được hoàn thành trong giai đọan giảm lợi tức từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông nói thêm, ngoài việc này thì những nhà đầu tư nội địa ở thị trường bán lẻ và không gian văn phòng cũng đang tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách dời đến sống ở các khu vực có diện tích nhỏ hơn nhưng giá cả phải chăng. Tuy nhiên, việc thúc đẩy các dự án hạ tầng cơ sở của chính phủ và các dự án khác trong định hướng cứu vãn nền kinh tế chỉ nên vừa đủ và tương đối an toàn để ổn định thị trường trong thời buổi khó khăn này.

DiaOcOnline.vn - Dịch từ Nuwire Investor