Các chuyên gia cho rằng quy hoạch bán đảo Sơn Trà do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện và trình Chính phủ phê duyệt vi phạm điều 30, luật Đầu tư.
Trao đổi với Zing.vn, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết sau buổi làm việc với Tổng Cục Du lịch nhưng không có kết quả, đơn vị tiếp tục khiếu nại lên Trung ương, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia bán đảo Sơn Trà.
Quy hoạch trái luật?
Ông Vinh viện dẫn điều 30, luật Đầu tư năm 2014, cho biết nếu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên thì thẩm quyền quyết định là của Quốc hội.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký và có hiệu lực ngày 9/11/2016, thừa nhận Sơn Trà là khu du lịch quốc gia. Quy hoạch này cho phép các chủ đầu tư triển khai các dự án du lịch với diện tích lên đến hơn 1.056 ha.
Ông Huỳnh Tấn Vinh (giữa) cho rằng quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện trái với điều 30, luật Đầu tư. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Điều 30 (luật Đầu tư) về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội: Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây: Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên... |
Trong khi đó, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch, cho rằng quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà được thực hiện đúng quy trình. Trong quá trình xây dựng đều có sự tham gia của các Bộ, ngành và TP Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Tấn Vinh phản bác với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhưng ông và các thành viên của đơn vị không được tham gia phản biện trong quá trình xây dựng quy hoạch Sơn Trà.
"Từ khi báo chí phát hiện vụ đào xới núi Sơn Trà để xây 40 trụ móng biệt thự, hàng loạt báo chí đều phản ứng. Hơn 11.000 người dân và du khách cũng ký tên phản đối bản quy hoạch này. Điều đó chứng tỏ quy hoạch do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện trái luật và đi ngược ý nguyện của người dân", ông Vinh bức xúc.
Khu vực Công ty CP Du lịch Biển Tiên Sa xây 40 trụ móng biệt thự trái phép. Ảnh: Đoàn Nguyên.
|
Hàng chục biệt thự do Công ty cổ phần đầu tư Đà Nẵng Sơn Trà làm chủ đầu tư đang bỏ hoang ở chân núi Sơn Trà. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Quy hoạch không thể làm trái Luật:
Luật sư Trần Hùng (Đà Nẵng) cho biết quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thực hiện và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký và có hiệu lực ngày 9/11/2016. Theo đó, quy hoạch này phải tuân thủ theo luật Đầu tư (ban hành năm 2014 và đang có hiệu lực). "Quy hoạch này tôi thấy còn nhiều điều bất ổn và thậm chí chưa tuân thủ các quy định của luật Đầu tư", luật sư nói.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: