Đang ở đỉnh điểm của cơn sốt, nhanh như chớp thị trường bất động sản đột ngột quay đầu tuộc dốc không phanh! Vì sao vậy, sắp tới sẽ ra sao, rất nhiều câu hỏi đặt ra và cũng rất nhiều cách lý giải, dự báo khác nhau. Nhằm cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn khác, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Th.S Nguyễn Xuân Châu, Giám đốc Công ty Địa ốc Nova homes, TPHCM.
Những năm gần đây nền
kinh tế nước ta đạt được
tốc độ tăng trưởng khá
cao, lượng tiền tệ lưu thông trên
thị trường dồi dào. Nhờ đó, thị
trường bất động sản phát triển
mạnh theo, trở nên sôi động, sức
mua và giá cả tăng đột biến vào
cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
Lúc này, nhiều lời cảnh báo về nguy
cơ đổ vỡ của thị trường bất động
sản đã được đưa ra như là "bong
bóng", "xì hơi" ... nhưng vẫn bị phớt
lờ đi và rồi điều gì đến đã đến.
Vào đầu quý 2-2008 nền kinh tế
tăng trưởng chậm lại với tình hình
lạm phát gia tăng lên đến trên
20%, thị trường tài chính tiền tệ
biến động rất phức tạp với lãi suất
cho vay đỉnh điểm lên trên 21,5%/năm, thâm hụt cán cân thương mại
quá lớn lên đến trên 14 tỷ USD và
chính sách thắt chặt tiền tệ chống
lạm phát của Chính phủ được thực
thi! Hòa cùng bối cảnh chung đó,
thị trường bất động sản bắt đầu
tụt dốc nhanh chóng, nhất là thị
trường nhà chung cư và đất nền tại
các dự án khu dân cư và khu đô thị
mới. Ngay khi các ngân hàng tăng
cường kiểm soát chặt các khoản cho
vay đầu tư, kinh doanh bất động
sản và đánh giá lại mức độ rủi ro
tại các khoản dư nợ bất động sản
đã tạo thành những làn sóng dự
đoán tình hình thị trường sẽ xấu
hơn nữa và nguy cơ xuất hiện
từng đợt "xả hàng" hàng loạt để
thu hồi vốn và "cắt lỗ" từ những
nhà đầu tư thứ cấp.
Suy giảm dần đều
Từ những sóng gió này, có thể
chia bức tranh tổng thể về thị trường
bất động sản 2008 thành các phân
khúc sau.
Nhà chung cư: Các dự án nhà
chung cư được tập trung vào ba phân
khúc chính: Căn hộ cao cấp, căn hộ
hiện đại và căn hộ dành cho người
thu nhập trung bình. Trong đó các
chủ đầu tư dự án đã tập trung rất
nhiều vào hai phân khúc đầu và bỏ
qua phân khúc thứ ba bởi các khoản
lợi nhuận khá lớn từ việc đầu tư sản
phẩm này mang lại đã được minh
chứng trong những năm trước. Điều
đó đã đưa đến một lượng cung sản
phẩm dồi dào lên đến trên 15.000
căn hộ đến từ các dự án như Sài
Gòn Pearl, The Vista, The Estella,
Dragon City, Sunrise City, Kenton,
The Mark, Blooming Park, Xi Riverview Palace, Hoàng Anh
Riverview, Richland Hill, New Sài
Gòn…
Đối nghịch với lượng cung gia
tăng liên tục là trạng thái cầu suy
giảm và điều đó đã tác động rất
lớn đến giá bán của sản phẩm. Như
những ngày cuối năm 2007 giá bán
trung bình tại các dự án trên là
khoảng 3.000- 3.500 USD/m2 thì hiện nay giá bán trung bình khoảng
2.000- 2.400 USD/m2, giá đã giảm
khoảng 25%- 30% và cá biệt một
số khu căn hộ đã giảm đến 40%.
Giá bán giảm nhưng người mua
không có và bức tranh suy thoái
ngày càng hiện rõ.
Đất dự án: Cùng cảnh ngộ của
chung cư, người "anh cả" đất nền
cũng chịu hoàn cảnh tương tự. Các
dự án đô thị mới tập trung tại hai
khu vực là đông bắc (quận 2, quận
9) và đông nam (quận 7, Nhà Bè,
Bình Chánh) cũng suy giảm nghiêm
trọng. Giá đất nền tại các dự án
này đã giảm khoảng 30 - 40%, cá
biệt có nơi giảm lên đến 200% và
lượng khách mua thưa thớt còn sót
lại là những người có nhu cầu nhà ở
thật thụ.
Cao ốc căn phòng: Văn phòng
cho thuê hạng A liên tục gia tăng
về giá thuê, mức giá thuê trung
bình hiện nay ở hạng A là 70- 80
USD/m2/tháng, cá biệt có những nơi
giá thuê lên trên 100 USD/m2/tháng mà diện tích luôn luôn được
lấp kín đến hơn 98%. Nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng này là việc tìm
kiếm được một vị trí đất để đầu tư
xây dựng văn phòng cho thuê hạng
A là rất khó và các thủ tục đấu
thầu để có những "khu đất vàng"
kéo dài rất lâu, điều đó đã tác động
đến nguồn cung khó khăn. Ngược
lại, văn phòng hạng B và C giá
lại suy giảm, số diện tích sàn cho
thuê còn trống gia tăng hàng ngày
và nhất là phân khúc hạng C. Với
trào lưu "nhà nhà xây văn phòng
cho thuê, người người xây văn
phòng cho thuê", hiện nay trên
khắp các con đường tại quận 1,
quận 3 các bảng hiệu "office for
lease” được treo đầy các "tòa nhà
mini", cá biệt có nơi treo cả hàng
năm trời chưa thấy tháo xuống.
Tài chính: khó khăn
Tính đến hết tháng 10-2008, vốn
cho vay của các ngân hàng trên địa
bàn vào lĩnh vực bất động sản đạt
61.000 tỷ đồng, bao gồm 9 nhóm
bất động sản khác nhau. Trong đó,
cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng
là 5.647 tỷ đồng, khu công nghiệp -
khu chế xuất: 1.380 tỷ đồng, khu đô
thị mới: 6.093 tỷ đồng, cao ốc cho
thuê: 5.773 tỷ đồng, trung tâm
thương mại: 2.439 tỷ đồng, xây dựng,
sửa chữa nhà ở: 18.000 tỷ đồng, xây
dựng nhà để bán: 9.587 tỷ đồng, sử
dụng đất: 5.571 tỷ đồng, kinh doanh
bất động sản khác: 6.237 tỷ đồng.
Thị trường cho vay bất động sản
chiếm tới 15% tổng dư nợ cho vay
trên địa bàn TPHCM, tỷ lệ này là
chưa đáng quan ngại. Nhưng nghịch
cảnh hiện nay với thị trường "đầu
ra" sụt giảm nghiêm trọng thì thị
trường "đầu vào" vẫn đứng ở mức
giá khá cao và nhất là khâu giải
tỏa đền bù vẫn là một thách thức
lớn cho chủ đầu tư. Kết hợp với tình
hình thắt chặt tiền tệ của Chính phủ
và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
ngày càng lan rộng... sẽ dẫn đến
nhiều khó khăn cho chủ đầu tư.
Mặt khác, sự suy thoái của thị
trường bất động sản tập trung chủ
yếu vào hai phân khúc thị trường đó
là căn hộ cao cấp và văn phòng loại
B, loại C. Song việc đánh giá mức
độ suy thoái và khả năng phá sản
của các doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản là rất khó bởi chưa có một
cuộc điều tra thống kê tổng thể nào
về tỷ lệ nhà chưa sử dụng và số diện
tích sàn cho thuê còn để trống. Sự
tụt dốc của thị trường căn hộ cao cấp
đã gây thiệt hại to lớn cho các chủ
đầu tư cũng như các nhà đầu tư thứ
cấp và làm đình trệ việc phát triển
loại căn hộ này.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: