Theo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2015 cuối kỳ, nhìn chung, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2014 đã có những thay đổi mang tính tích cực, các nghị định hướng dẫn luật đã được ban hành với tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp tại VBF giữa kỳ 2015.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nội dung nên được xem xét lại một cách kỹ lưỡng.
|
Thứ nhất, theo Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức tách đất thành các lô đất để bán, trong khi nhà đầu tư bất động sản Việt Nam được phép. Ngoài ra, DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 50% giá trị hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua bất động sản được hình thành trong tương lai, trong khi tỷ lệ áp dụng dành cho nhà đầu tư bất động sản Việt Nam là 70%. Chính sách này cần được tháo gỡ để tạo sự hiệu quả, cũng như tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.
Đối với vấn đề sở hữu nhà ở, Luật Nhà ở cho phép các cá nhân/tổ chức nước ngoài sở hữu không quá 250 nhà ở riêng lẻ, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề, trong một đơn vị hành chính cấp phường. Tuy nhiên, Nghị định 99/2015/NĐ-CP lại đưa ra thêm một quy định hạn chế, theo đó tổ chức/cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án nhà ở, giới hạn thêm khả năng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và không thống nhất với Luật.
Hơn nữa, Nghị định cũng quy định thêm các hạn chế về việc gia hạn một lần quyền sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nước ngoài. Các hạn chế cần được khắc phục để thúc đẩy việc phát triển kinh doanh của các nhà đầu tư tại Việt Nam.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư Bất động sản
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: