Bà Đỗ Tú Lan |
Việc công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch sẽ góp phần xóa được hiện tượng sốt đất cục bộ do người dân đổ xô đầu tư đất để đón quy hoạch.
Đây là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tú Lan - Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng),
* Bà nhận định thế nào về quy hoạch chung Hà Nội mở rộng. Liệu có xảy ra trưởng hợp quy hoạch được vẽ rất đẹp nhưng trên thực tiễn không thực hiện được?
Bà Tú Lan: Tôi cho quy hoạch chung của Hà Nội là một nỗ lực rất lớn. Quy hoạch Hà Nội xác định được phần mở rộng của đô thị trung tâm, và hạn chế đến vành đai 4. Đây là quan điểm rõ ràng, tách ra để tạo hàng lang xanh các thành phố sinh thái. Kết nối với nhau bằng các trục tuyến. Tôi cho rằng, mô hình như vậy rất là thích hợp với thực tiễn.
Trong thời kỳ quá độ, chúng ta tiếp tục mở rộng liên kết nào đó có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt đến vành đai 4. Trong thời gian đó chúng ta chuẩn bị hạ tầng của các thành phố vệ tinh để tạo sức hút. Các tuyến đường nhanh như tuyến đường sắt của Nhật nối Láng Hòa Lạc cũng như tuyến Hà Đông- Nhổn khi đã xây dựng thì thành phố vệ tinh sẽ có sức hút.
Tôi cho rằng, việc định hướng của quy hoạch đó với xu thế phát triển như vậy thì tính khả thi rất cao. Không có gì mà không thể thực hiện ở thời điểm này.
* Thưa bà, quy hoạch đô thị sẽ xảy ra song song hai vấn đề, những vùng đã được xây trước và khu vực đang hình thành. Theo bà làm sao để giải quyết được vấn đề này?
Vâng, chúng ta phải quản lý và định hướng song song hai vấn đề này. Trong quy hoạch có quy hoạch vùng để tạo ra sự liên kết trong vùng, quy hoạch đô thị thì cũng xác định những khu vực phát triển đô thị. Bên cạnh việc lập quy hoạch thì việc thực hiện rất quan trọng, đặc biệt là quản lý.
* Ở Việt Nam có vấn đề là quy hoạch ngành nào chỉ biết ngành đó thôi, mà quên mất rằng có sự đồng bộ. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Phát triển đô thị phải đồng bộ nhưng chúng ta mới chỉ quan tâm đến vấn đề bên trên, là đường xá, hệ thống sử dụng đất... mà quên rằng cần phải quan tâm cả phần ngầm nữa.
Các công trình phải liên kết với nhau thành hệ thống tương hỗ mà chúng ta gọi là hệ sinh thái đô thị. Mỗi ngành làm riêng thì không bao giờ tạo được hiệu ứng tốt cho đô thị. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng xây dựng Luật đô thị để tạo ra sự liên kết giữa các bộ ngành và tạo ra được những công cụ tổng thể để tất cả các ngành đi theo luật chung này.
* Quy hoạch nhà ở chưa đồng bộ dẫn đến quy hoạch đô thị méo mó. Bà nghĩ sao?
Nhà ở chiếm tỷ trọng trên 70% yếu tố cấu thành nên đô thị. Không có nhà ở thì không thể hình thành quy hoạch đô thị đồng bộ. Trong định hướng tới đây, Bộ đã chỉ đạo đối với quy hoạch chung của đô thị phải xác định được nhà ở, nhà xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, sinh viên...
* Mỗi khi có quy hoạch chung được đưa ra thì thị trường bất động sản lại lên cơn sốt cục bộ đón đầu quy hoạch, vậy theo bà làm sao để hài hòa được điều này?
Thực ra, trước đây, quy hoạch chưa được mở ra, thông tin chưa đầy đủ, nên người dân thiếu thông tin. Trong tương lai, chúng tôi vẫn thực hiện theo luật quy hoạch và luật đô thị là các thông tin về quy hoạch sẽ thường xuyên được mở và được phổ biến phổ cập đến tất cả người dân và truyền thông rộng rãi trong quá trình thực hiện quy hoạch để xin ý kiến cộng đồng dân cư.
Nếu thông tin liên tục được truyền tải như thế sẽ không làm ra những đột biến cũng như xáo động của thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng xây đã xây một cung quy hoạch quốc gia để công khai quy hoạch. Người dân nếu muốn tìm hiểu thì có thể tham khảo quy hoạch chung đó.
Xin cám ơn bà!
DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: