Trước thực trạng loại hình bất động sản condotel, officetel tại Việt Nam đã và đang trở thành xu hướng đầu tư mới và phát triển mạnh mẽ trên thị trường, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp “gỡ rối” đối với loại hình bất động sản này.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý mà Bộ Xây dựng vừa trả lời Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam về những kiến nghị đối với loại hình BĐS condotel (căn hộ khách sạn) và officetel (căn hộ văn phòng). Trong văn bản này, Bộ Xây dựng đánh giá nhu cầu về loại hình BĐS này ngày càng phát triển mạnh trên khắp cả nước.
Mặc dù theo Luật Đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà luật này không cấm. Tuy nhiên, thực tế các dự án đầu tư xây dựng codontel, officetel… chưa được quy định, điều chỉnh cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh BĐS, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với công trình xây dựng.
Do vậy các địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý xây dựng, vận hành khai thác, đặc biệt là việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn để lập quy hoạch, thiết kế đối với các dự án vì không có cơ sở áp dụng theo loại hình công trình nào (nhà ở hay khách sạn) cho phù hợp.
Để giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý đối với các loại hình BĐS nêu trên, bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có một số kiến nghị lên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
Mô hình officetel là mô hình văn phòng làm việc không giới hạn giờ giao dịch và nơi nghỉ ngơi tiện nghi.
|
Theo thống kê, hiện nay loại hình officetel phát triển khá nhanh trên cả nước, với khoảng 40-50 dự án của các “tên tuổi” tham gia như Bitexco, Phúc Khang, Hưng Thịnh, Sacomreal… Năm 2017, dự báo tại TP.HCM loại hình này đạt gần 8.000 căn và Hà Nội có tổng nguồn cung hơn 1.000 căn.
Theo thống kê của nhà tư vấn và nghiên cứu BĐS Cushman & Wakefield, 40% khách hàng của dòng sản phẩm Office-tel là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), các công ty mới khởi nghiệp hay văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Chỉ 10%-15% người mua có nhu cầu để làm nhà ở thuần túy; số còn lại là mua để đầu tư cho thuê.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam đưa ra quan điểm: Nhu cầu phân khúc Office-tel là có thật và đang phát triển rất nóng. Nếu không có quy định rõ ràng về luật thì chắc chắn sẽ xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, cơ chế pháp lý rõ ràng cho những sản phẩm BĐS này là vấn đề không còn nằm ở việc dự báo phát triển mà là giải quyết vấn đề nảy sinh khi thực tế và pháp luật chưa điều tiết.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: