"Tiền phí bảo trì chung cư là tiền của dân đóng góp vì vậy nếu giao cho nhà nước giữ và muốn tiêu tiền mà đi xin người khác là không được. Vì vậy, chủ đầu tư phải bàn giao lại cho cư dân”.
Thời gian gần đây, tại Hà Nội đã liên tục xảy ra các vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư liên quan đến khoản tiền phí bảo trì tòa nhà. Đơn cử, tại chung cư Hồ Gươm (Hà Đông), do quá bức xúc, cư dân đã căng băng rôn nhiều ngày để buộc chủ đầu tư phải trả lại gần 20 tỷ đồng tiền phí bảo trì.
Dự án chung cư cao cấp Keangnam trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm) với số tiền lên tới hơn 120 tỷ đồng. Cư dân tòa nhà này đã rất vất vả đấu tranh trong nhiều năm để đòi lại số tiền này; thậm chí phải gửi rất nhiều đơn đến các cơ quan chức năng ở Hà Nội.
Mới đây, cư dân đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3, Khu đô thị mới Trung Văn (Nam Từ Liêm) đã chọn cách kiện chủ đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng ra Tòa án nhân dân quận Tây Hồ về việc cố tình chây ì bàn giao hơn 6 tỷ đồng phí bảo trì....
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, quỹ bảo trì là cần thiết và phải có để vận hành các nhà chung cư cao tầng. Việc bàn giao cho dân quản lý khoản tiền này là đúng bởi 'không có chuyện muốn tiêu tiền của mình mà phải đi xin người khác'.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng) cho biết, quỹ bảo trì là cần thiết và phải có mới có thể vận hành được các nhà chung cư cao tầng hiện nay. Cái này đã thống nhất và không phải bàn cãi và tiền đó là cư dân phải đóng. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, đóng như thế nào và đóng cho ai cả một vấn đề. Ban đầu, cơ quan nhà nước quy định đóng cho chủ đầu tư theo quy định cũ, chủ đầu tư giữ vì trước khi chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm vận hành cả đời dự án. Quy định về Nghị định quản lý nhà ở chung cư bắt buộc chủ đầu tư phải giao cho Ban quản trị sau Hội nghị nhà chung cư.
“Bản thân khi đưa ra cái này cũng có ý kiến cho rằng, tại sao lại giao cho ban quản trị. Ban quản trị toàn người về hưu, chuyển công tác và không có chuyên môn. Lại có những ý kiến cho rằng nên giao cho Sở Xây dựng nhưng điều này không được vì tiền của dân chứ không phải tiền của nhà nước mà giao cho Sở Xây dựng. Bây giờ mà hỏng máy bơm lại phải đề xuất, lập dự toán rồi chờ các cấp thẩm quyền phê duyệt đến khi lấy được tiền về cũng mất 1 tháng”, ông Hà nói.
Ông Hà cho biết thêm, khi xây dựng nghị định hướng dẫn, quan điểm chính là "tiền của ai thì người đấy giữ. Khoản tiền này là của dân mà giao cho nhà nước giữ và muốn tiêu tiền của mình mà đi xin người khác là không được.
Theo ông Hà, trên thế giới, các nước tiên tiến cũng giao lại phí bảo trì cho Ban quản trị toà chung cư. Những người nhà chung cư cũng có quyền thực hiện. Nếu dân cư thực sự làm chủ sẽ làm được, quyết được tiền mình và quản lý thế nào. Không có ai quản lý phí bảo trì thay cho dân được. Điều đặc biệt, ban quản trị chỉ được dùng tiền cho bảo trì chứ không được dùng tiền cho việc khác. Nếu không sẽ dẫn đến trường hợp là nhà nước phải bỏ tiền ra bảo trì cho các toà chung cư.
DiaOcOnline.vn - Theo VnMedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: