1. Thiếu hiểu biết về BĐS và thị trường BĐS:
Các vấn đề liên quan đến BĐS như chính sách thuế, pháp luật về đất đai, nhà ở, thị trường VLXD, nguồn cung cầu BĐS, các chính sách về vĩ mô khác như tín dụng, lãi suất cho vay, kích cầu… Vì vậy khi chưa tìm hiểu thấu đáo về BĐS và thị trường BĐS mà cứ nhắm mắt đầu tư, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn.
Các nhà đầu tư tại sàn giao dịch BĐS Viglacera (ảnh minh họa). ảnh: Thái Anh |
2. Tính toán sai thời điểm đầu tư:
Tại Việt Nam, thị trường BĐS phát triển vẫn chưa ổn định, có lúc rất “nóng” nhưng lại có lúc “đóng băng” trong thời gian dài. Chính vì vậy những nhà đầu tư có kinh nghiệm và trường vốn xác định thời điểm đầu tư chính xác sẽ mang lại lợi nhuận khá cao, nhưng cũng không ít nhà đầu tư xác định sai thời điểm đầu tư nên bị trôn vốn làm giảm hiệu quả đầu tư. Trong nhiều trường hợp, vào thời điểm Nhà nước siết chặt chính sách tín dụng, những nhà đầu tư này không thể tiếp cận vay tiền ngân hàng mà phải vay bên ngoài với chi phí vốn rất cao mà thị trường lại đóng băng nên gây áp lực bán ra để trả nợ là rất lớn đối với nhà đầu tư.
3. Đầu tư theo đám đông:
Chính vì thiếu kiến thức về BĐS cũng như các thông tin thị trường nên một số người đầu tư theo chỉ dẫn của người thân, bạn bè hoặc đám đông. Có những nhà đầu tư chưa biết vị trí BĐS ở đâu, nội thất như thế nào, tính pháp lý có đảm bảo không… mà vẫn đổ xô bỏ tiền đặt cọc chỉ vì nghe theo đám đông. Trong một số trường hợp, nếu thị trường sốt nóng thì và kiếm được lợi nhuận do may mắn nhưng đa phần đều bị động nên không biết lúc nào quyết định bán hay mua. Vì vậy phần rủi ro vẫn cứ treo phía trước.
4. Sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức:
Một số nhà đầu tư lão luyện có kiến thức nhất định về tài chính đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách vay mượn tiền ngân hàng, bạn bè người thân để đầu tư BĐS. Nếu thị trường “sốt” thì đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng, mang lại lợi nhuận lớn nhưng nếu thị trường đóng băng kéo dài hoặc Nhà nước thắt chặt tín dụng, chắc chắn họ phải ôm hàng chờ đợi trong khi đó lãi ngân hàng thì phải trả đều hàng tháng. Nếu phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao thì nguy cơ phá sản nằm trong tầm tay.
5. Không tìm hiểu kỹ tính pháp lý của dự án:
Đối với nhà đất riêng lẻ đã được cấp Giấy CNQSDĐ thì tính pháp lý tương đối dễ dàng nhưng phần đông sản phẩm đầu tư là các tài sản chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện nên tính pháp lý khá phức tạp. Các khái niệm như chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc địa điểm đầu tư, phê duyệt mặt bằng 1/500, quyết định giao đất tạm hoặc cho phép sử dụng đất, giấy phép xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư… là các khái niệm xa lạ với những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên chưa hiểu rõ tính pháp lý của từng loại hình dự án mà nhà đầu tư vẫn quyết định đầu tư
6. Quá tin tưởng vào các nhân viên môi giới và các chủ dự án:
Hiện nay, lực lượng nhân viên môi giới tại Việt Nam rất đông. Họ đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, có người được cấp chứng chỉ môi giới, có người chưa được cấp. Trong số họ có những người có kiến thức, có đạo đức nên khi tư vấn khách hàng về những sản phẩm BĐS tương đối chính xác, khách quan.
Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ nhà môi giới vì quá ham lợi trước mắt mà tư vấn sai hoặc thiếu khách quan làm cho một số nhà đầu tư không đủ kiến thức hiểu biết để quyết định nên trong nhiều trường hợp gây ra những hậu quả đáng tiếc như dự án chậm triển khai, pháp lý chưa hoàn chỉnh hoặc sản phẩm từ những nhà phát triển dự án không đủ năng lực tài chính hoặc không có uy tín làm cho dự án chậm triển khai trong khi nhà đầu tư lại quá tin tưởng, giao tiền cho họ, hậu quả là nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi rất lâu mới có thể nhận được sản phẩm.
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: