Chỉ có 1% nhà ở công nhân Nhà nước đầu tư xây dựng tại các khu công nghiệp, trong khi tới 90% công nhân Việt Nam đang sống trong những khu nhà trọ tồi tàn, giá cao…
Những con số này được đưa ra chiều ngày 29/8 từ lễ ký kết chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 để người công nhân có chỗ ở chất lượng hơn giữa bộ Xây dựng và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tại lễ ký kết, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và bộ Xây dựng nhất trí tạo nhiều cơ chế chính sách như đất sạch, vốn, chính sách thuế tín dụng để hướng tới thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
Mục tiêu lớn nhất là phấn đấu đến năm 2015 cả nước sẽ có 10 triệu mét vuông nhà ở cho CNLĐ tại các KCN, tương đương 350.000 căn hộ, giải quyết chỗ ở cho khoảng 1 triệu người, trong đó Nhà nước và DN đầu tư 3 triệu mét vuông; hộ gia đình, cá nhân đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước là 7 triệu mét vuông.
Khu nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội). Những khu nhà này chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số lượng nhà ở hiện nay cho công nhân
|
Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước nhưng công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách Nhà nước. Trong khi mức thu nhập bình quân hằng tháng của CNLĐ trong các KCN chỉ từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng thì chi phí thuê nhà khoảng 200.000 đồng/người/tháng.
Hiện nay nhà ở công nhân chủ yếu là thuê trọ tại các khu dân cư gần khu công nghiệp. Những nhà trọ này với điều kiện sống tồi tàn, diện tích sử dụng bình quân từ 2-3m2/người, không đảm bảo vệ sinh, nơi ăn ở tạm bợ, nhếch nhác.Ngoài ra, công nhân ở trọ còn gánh thêm các khoản kinh doanh của chủ nhà trọ như giá điện, nước cao hơn giá Nhà nước.
Kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, nhà ở cho công nhân có 3 loại: Nhà do Nhà nước đầu tư xây dựng tại các KCN, có chất lượng cao nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ: Khoảng 1% tổng số nhà trọ của công nhân, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Loại 2 là loại do các DN xây dựng trong khuôn viên KCN, có chất lượng tốt hơn nhà ở do hộ dân xây dựng nhưng cuộc sống của CN lại bị tách biệt với cộng đồng dân cư và thiếu các công trình hạ tầng xã hội đi kèm. Loại 3 là nhà ở do các hộ dân ở cạnh KCN xây dựng tạm để CN thuê, số này chiếm trên 90% tổng số nhà trọ CN.
DiaOcOnline.vn - Theo Dân Trí
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: