Người nước ngoài và Việt kiều đa phần quan tâm đến những dự án cao cấp, có chất lượng sống tốt với nhiều tiện ích dịch vụ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thông tin sau gần sáu tháng Luật Nhà ở 2014 đi vào thực tế, đến nay riêng tại TP.HCM có gần 1.000 căn hộ được người nước ngoài mua.
“Con số này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn nếu so với số lượng chỉ khoảng 200 người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam trong suốt tám năm Luật Nhà ở 2005 được áp dụng” - ông Châu nhận định.
Thích dự án có chất lượng sống cao
Ông Hwang, người Hàn Quốc, đã sinh sống tại Việt Nam hơn 10 năm nay, từ lúc ông sang Việt Nam học đại học, giờ đang làm chủ một doanh nghiệp lớn ở TP.HCM. Ông có ý định sống lâu dài tại Việt Nam nên rất vui khi luật cho phép người nước ngoài mua nhà. Tuy nhiên, ông vẫn lo lắng vướng vấn đề thủ tục hành chính.
“Tuy vậy, mới đây có dự án của một tập đoàn lớn được ngân hàng bảo lãnh, thủ tục pháp lý rõ ràng, lại được công ty hỗ trợ kỹ nên tôi quyết định đứng tên mua hai căn hộ, một căn để ở và một căn cho thuê” - ông Hwang kể.
Tương tự, anh Alex Nguyen, Việt kiều Mỹ, cho hay ban đầu nghe thông tin Luật Nhà ở mới cho phép Việt kiều mua nhà tại Việt Nam nhưng anh chỉ tìm hiểu chứ chưa có ý định mua, lý do là không có ai ở Việt Nam để trông coi tài sản và giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý, thủ tục giấy tờ cho đến khi nhận căn hộ.
Người nước ngoài đang tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án. Ảnh: QUANG HUY
|
Phụ thuộc vào việc thực thi
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn Luật sư Hà Nội, Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng, điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể cho phép người Việt định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở trong nước như công dân trong nước. Tuy nhiên, luật cũng quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại; nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề) thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua và sở hữu không quá 250 căn…
“Quy định đã khá thông thoáng, vấn đề lớn nhất phụ thuộc vào việc thực thi những quy định nói trên như thế nào. Cụ thể, nếu các quy định này được thực thi một cách minh bạch, cán bộ tận tâm, không gây nhũng nhiễu, phiền hà… thì chắc chắn việc mua nhà của Việt kiều và người nước ngoài sẽ không gặp khó khăn, vướng mắc” - ông Truyền nhận định.
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy lượng kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM 11 tháng qua đạt 4,76 tỉ USD. Trong đó, kiều hối đổ vào thị trường bất động sản chiếm 21,6%, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Với tỉ lệ này thị trường bất động sản đã thu hút được khoảng 1 tỉ USD.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: