Thông tin tòa nhà cao thứ hai tại Tp. Hà Nội sẽ được khai trương vào dịp Quốc khánh 2/9/2014 đang "khuấy động" thị trường mặt bằng bán lẻ tại Thủ đô. Trước Lotte Center, Hà Nội cũng như các đô thị lớn như Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương đã chứng kiến sức mạnh "bành trướng" của Parkson, BigC.
Năm 2014 được dự báo sẽ khởi đầu cho chuỗi ngày "bết bát" của doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Tính đến thời điểm hết năm 2010, cả nước có 83 TTTM, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội (18), Hải Phòng (7), Bình Dương (5), Tp.HCM (4), Nghệ An (4) và Đà Nẵng (4). Từ năm 2011 đến nay, Hà Nội và Tp.HCM ghi nhận sự gia tăng cả về chất lẫn lượng của các trung tâm thương mại diện tích sàn trên 10.000m2.
"Trăm hoa đua nở"
Nổi lên nhất, phải kể tới thương hiệu có tiếng trong khu vực là Parkson, với TTTM Parkson Thái Hà (khai trương tháng 4/2008) và Parkson Landmark Tower (tháng 12/2011). Thu hút hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng thế giới tìm tới đặt cửa hàng, chi nhánh giới thiệu sản phẩm, 2 (trong số 8) TTTM của tập đoàn này là điển hình cho phong cách mua sắm thời thượng đắt tiền bậc nhất lúc đó.
Khác với định hướng khai thác mặt bằng bán lẻ theo dạng cao cấp, Pico Mall ra mắt từ tháng 9/2011, với diện tích 20.000m2 mặt bằng bán lẻ được lấp đầy các thương hiệu hàng hóa tiêu dùng từ trung cấp tới bình dân. Một năm sau, kinh tế suy yếu kéo theo lực tiêu dùng giảm sút đã khiến TTTM này phải "đổi chủ" sang Lotte (đến từ Hàn Quốc). Bằng việc phối hợp thêm các tiện ích như giải trí, ăn uống, lượng khách hàng tìm tới trung tâm này đang có dấu hiệu tích cực.
Ở cửa ngõ phía Tây, năm 2010, thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội chào đón Grand Plaza có diện tích lên tới 16.000m2. Tập trung các thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng thế giới như Montblanc, Cartier, Valentino, Adidas, Converse ở 3 tầng, với sự kỳ vọng rất lớn vào siêu dự án thương mại của chủ đầu tư (Tập đoàn Charmvit – Hàn Quốc).
Trong số các TTTM hoành tráng bậc nhất Thủ đô, Vincom Center Bà Triệu có tuổi đời "già nhất" và thành công nhất. Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cao cấp 21 tầng, gồm 2 tháp A và B này đi vào hoạt động từ năm 2004. Đến năm 2011, chủ đầu tư (Vingroup) chuyển nhượng tháp B (tháp văn phòng) cho Techcombank, nhưng lượng mua sắm, khách sử dụng dịch vụ giải trí tại khu tháp A luôn duy trì ở mức tốt.
Sau sự thành công của các TTTM, tổ hợp thương mại – văn phòng – căn hộ nêu trên, nhiều doanh nghiệp nội đã "lao" vào guồng quay "đập chợ, xây TTTM" như Hapro (với Hapro Cát Linh, Hapro Lê Duẩn), Vinaconex (TTTM Chợ Mơ rộng hơn 11.000m2). Đến hết 2013, Hà Nội đã có 6 công trình chợ kết hợp TTTM được xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng 4 công trình, gồm: chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam (Q.Hoàn Kiếm), chợ Ô Chợ Dừa (Q.Đống Đa) và chợ Thanh Trì (huyện Thanh Trì); chợ 19-12 và chợ Mơ.
Khi mãi lực tiêu dùng đang lao dốc như hiện nay, khai trương những TTTM, tổ hợp cao cấp bán lẻ sẽ mang lại rủi ro lớn cho DN |
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: