Từ khi TP HCM chính thức đóng cửa Nghĩa trang Bình Hưng Hoà (tháng 2/2011), trong đó, giai đoạn đầu sẽ giải tỏa 10 ha làm Trung tâm thương mại và 2 ha làm nơi lưu giữ tro cốt đã tạo nên “cơn sốt” đất làm nghĩa trang trên địa bàn TP.
Theo Sở TN-MT TP HCM, hiện trên địa bàn TP có tổng diện tích 920 ha với 9.545 nghĩa địa lớn nhỏ khác nhau được phân loại theo phương thức quản lý.
Giải tỏa vì ô nhiễm môi trường sống
Trong đó, chỉ có khoảng 100 nghĩa địa do các cấp chính quyền quản lý. Còn lại hầu hết là tự phát nằm xen kẽ với các khu vực dân cư. Ngoài ra còn hai trung tâm hoả táng nằm tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (13 lò hỏa táng) và Trung tâm hỏa táng Đa Phước (5 lò hỏa táng). Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng TP HCM ngoài số nghĩa địa do chính quyền địa phương quản lý thì dạng nghĩa địa tự phát đang buông lỏng quản lý. Do đó, việc quản lý, tiếp nhận hay hoạt động của các nghĩa địa thì do chính quyền sở tại hoặc người dân tự xử lý.
Chính vì vậy, việc quản lý hay di dời nghĩa địa ra khỏi khu vực dân cư đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay như Bình Hưng Hoà đã từ lâu là nghĩa trang chính nhưng hiện tại mới ở giai đoạn thống kê, đánh giá về giai đoạn I của việc GPMB để di dời 16.524 ngôi mộ nhưng đã xảy ra tình trạng giá di dời huyệt mộ có mức độ chênh lệch nhau rất lớn. Cụ thể, đơn giá bốc mộ để GPMB tại Bình Hưng Hòa (giai đoạn 1) do Cty Môi trường đô thị thành phố đưa ra chốt ở mức giá từ 2.626.000 đồng - 4.548.000 đồng/mộ. Nhưng người dân phải thuê các dịch vụ bốc mộ bên ngoài với giá cao ngất ngưởng, thấp nhất cũng phải hơn 8 triệu đồng/mộ. Việc chênh lệch giá này đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện di dời của nghĩa trang này.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sống của người dân sống quanh các nghĩa trang đang ngày một gia tăng. Ngoài những khu vực có được sự quy hoạch của các cấp chính quyền thì còn lại hầu hết nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Thậm chí, nhiều khu đất nghĩa trang nhưng tường nhà dân chính là “tường rào” của nghĩa trang. Ngay như khu vực ngã tư Trung Chánh thuộc huyện Hóc Môn có đến hàng chục nghĩa trang như khu Nghĩa trang Trung Chánh, chùa Tuyên Quang, giáo xứ Bạch Đằng… Trong đó, khu đất được cho là nghĩa trang bên cạnh chùa Phước Trí thuộc xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn nằm lọt thỏm trong khu dân cư xã Tân Xuân, không có cổng, xung quanh chỉ là những bờ tường xây tạm, với khoảng hơn 300 m2 đất và có khoảng trên 50 ngôi mộ đã được cây mái che. Hiện vẫn còn đất huyệt mộ được ra báo với giá vài chục triệu đồng/mộ.
Công viên nghĩa trang
Dự kiến tới năm 2020, nhu cầu quỹ đất nghĩa trang tại TP HCM sẽ lên tới 400ha. |
DiaOcOnline.vn - Theo DĐDN
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: