Việt Nam đã từng có những dự án khá nặng ký như VLAP - hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai, hay nỗ lực đẩy nhanh việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử ở các tỉnh, thành. Tuy nhiên, việc minh bạch các thông tin quan đến đất đai, như quy hoạch, sử dụng đất, quy trình thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) từ lâu nay vẫn được xếp vào phần nhạy cảm.
Muốn có thông tin phải bỏ tiền
Theo thống kê của Tổng cục Quản lý đất đai, đến nay 63/63 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và 616/686 quận, huyện, TP trực thuộc tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Việc công khai, minh bạch thông tin cũng đã được nâng cao khá nhiều theo báo cáo Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 12-12. Chẳng hạn ở cấp tỉnh thông tin công khai được nâng từ 32% năm 2010 lên 42% năm 2013, cấp huyện từ 25% lên 39%...
Tuy nhiên, trên thực tế, khi đi sâu vào chi tiết, việc công khai, minh bạch thông tin trong quản lý đất đai còn nhiều bất cập, vướng mắc và người dân chưa được hưởng thụ đúng mức. Thí dụ, thông tin quy hoạch, theo GS. Tôn Gia Huyên, Hội Khoa học Đất Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất là quá trình tối đa hóa giá trị BĐS, vì vậy cơ sở dữ liệu về đất đai là đầu vào quan trọng khi lập, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và cần phải được hình thành, quản lý thống nhất.
Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu này. Bên cạnh đó, việc người dân tiếp cận thông tin quy hoạch còn rất khó khăn, thậm chí một người dân muốn biết nhà mình có thuộc diện phải quy hoạch giải tỏa hay không cũng không thể vì… không biết hỏi ai, nhiều khi chính họ phải chi tiền để biết được những thông tin này.
Đồng tình với quan điểm này, GS. Đặng Hùng Võ cũng khẳng định công khai thông tin về đất đai là một trong những việc cần thiết và không khó khăn nếu thực sự muốn làm. Tuy nhiên, những năm qua điều đương nhiên này lại chưa được hình thành ở nước ta, không chỉ cơ quan chức năng mà ngay cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư, người dân muốn được tiếp cận thông tin về dự án, về tài sản mình sắp mua cũng không thể được, đó là điều bất hợp lý.
Minh bạch sẽ giảm tham nhũng
Báo cáo Công khai thông tin quản lý đất đai của WB cũng cho thấy việc công khai thông tin đất đai đã từng bước được cải thiện, song vẫn chưa đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật. Nhiều địa phương chưa công khai những thông tin lẽ ra phải công khai như kế hoạch sử dụng đất hay dự thảo quy hoạch đô thị...
“Khi các thành viên nhóm nghiên cứu đến tìm hiểu thông tin tại các địa phương, cán bộ phụ trách từ chối cung cấp, yêu cầu phải được lãnh đạo đồng ý, nêu lý do thông tin này thuộc diện “không phổ biến”, đòi phải có giấy giới thiệu. Ở cấp xã, cán bộ phụ trách thường không có mặt ở cơ quan trong giờ làm việc hoặc trả lời họ không có các thông tin được yêu cầu cung cấp. Chỉ 50% điểm khảo sát có cung cấp thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Mức độ thu thập thông tin quy hoạch đô thị còn thấp hơn nhiều, theo đó khoảng 8 xã mới có 1 xã cung cấp” - bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị nhà nước của WB, nhận xét.
Người dân tiếp cận thông tin quy hoạch vẫn rất khó khăn. Ảnh: CAO THĂNG
|
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: