Được quy hoạch sẽ trở thành một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mang tầm quốc tế, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố biển Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) nhưng hơn 7 năm qua, dự án này vẫn im lìm
Ngày 10-1-2011, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái cửa Trường Lệ (phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn - nay là TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Chính quyền tỉnh Thanh Hóa hy vọng dự án này sẽ tạo sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Dự án có tổng diện tích hơn 47 ha, do Công ty CP Đầu tư và Truyền thông Sao Đất Việt làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án sẽ xây dựng ngay sát bờ biển Sầm Sơn một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, mang tầm quốc tế với các khu resort, khách sạn cao cấp, trung tâm hội nghị, khu không gian tâm linh, các khu biệt thự… Thời gian thực hiện dự án đến quý IV/2015. Để thực hiện dự án, các cơ quan chức năng TP Sầm Sơn đã kiểm kê tài sản, đất đai của hơn 300 hộ dân phường Trường Sơn bị ảnh hưởng để lên phương án đền bù, di dời dân giao đất cho nhà đầu tư. Công tác kiểm kê diễn ra rầm rộ, nhanh chóng, người dân trong vùng ảnh hưởng cũng mong muốn sớm có được nơi định cư mới để yên tâm làm ăn sinh sống.
Thế nhưng, sau ngày kiểm kê đền bù, dự án dần bị lãng quên. Hơn 7 năm trôi qua, vùng bãi biển hoang sơ, yên bình dưới chân núi Trường Lệ vẫn không có gì thay đổi, chẳng có khu nghỉ dưỡng hay sinh thái cao cấp nào được mọc lên. Nhà cửa của người dân thì ngày một xuống cấp, đường sá hư hỏng… nhưng không được sửa chữa, xây dựng vì đang nằm trong diện giải tỏa.
Bà Trần Thị Xuân (52 tuổi, ngụ phường Trường Sơn) bức xúc: "Tôi thấy dự án triển khai đã quá lâu nhưng đến giờ cả khu chỉ là một vùng bờ biển hoang sơ. Chính quyền đã nhiều lần về kiểm kê đất đai, nhà cửa nhưng chẳng thấy họ có phương án đền bù gì cả. Nhà cửa xuống cấp, hư hỏng cũng không cho sửa chữa, xây mới khiến chúng tôi rất lo lắng vì sống ở gần biển, gió bão có thể ập đến bất cứ lúc nào". Cũng theo bà Xuân, do gia đình mở quán ăn, ngôi nhà đã xuống cấp nhiều năm nhưng mỗi lần bà sửa chữa hoặc muốn xây lại thì chính quyền địa phương lại tới ngăn cấm. Sợ nhà sập, bà cho đập ra xây lại, mặc kệ các cơ quan địa phương đến gây khó dễ. "Phạt thì chịu, chả lẽ để nhà sập đè chết người" - bà Xuân nói.
Dự án kéo dài, nhà cửa của người dân xuống cấp, ruộng vườn hoang hóa
|
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: