Nhằm quản lý hiệu quả đất công, UBND Tp. Hà Nội chính thức ban hành kế hoạch yêu cầu đơn vị chức trách khẩn trương xem xét, thẩm định phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, các công ty nhà nước trực thuộc thành phố quản lý …
Khu đất 3.000m2 tại 88 Láng Hạ được Haprosimex liên kết với đối tác xây dựng căn hộ cao cấp
|
Không nghiêm túc thực hiện sẽ bị xem xét trách nhiệm
Theo kế hoạch số 65 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, ký, ban hành, thì Thường trực Ban Chỉ đạo 09 thành phố, Ban Chỉ đạo 09 sở, ngành, công ty nhà nước, Ban Chỉ đạo 09 các quận, huyện, thị xã phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, của thành phố về công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước đang sử dụng trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch do ông Tưởng ký yêu cầu những đơn vị này “khẩn trương hoàn thành việc tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý sử dụng, lập và báo cáo tình hình sử dụng hiện trạng, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với từng cơ sở nhà đất thuộc phạm vi quản lý”.
Riêng với quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước do Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý, cho thuê, tới đây cũng sẽ được kiểm tra, đánh giá trên thực địa đối với cơ sở nhà đất có vi phạm trong quản lý, sử dụng, có tranh chấp khiếu nại, sử dụng xen kẽ công, tư, các cơ sở chưa có quyết định bàn giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý. Đối với quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước do doanh nghiệp này đang quản lý trọn biển số nhà, các cơ sở đã ký hợp đồng cho các đơn vị thuê và có hồ sơ quản lý thì Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo 09 thành phố thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trên hồ sơ, không cần phải đi kiểm tra thực địa.
Ngoài ra, Hà Nội cũng yêu cầu ban chỉ đạo này khẩn trương xem xét, thẩm định phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở, ban, ngành; đoàn thể; UBND các quận, huyện; các công ty nhà nước trực thuộc thành phố quản lý, trình UBND TP xem xét, phê duyệt theo đúng tiến độ thời gian của kế hoạch.
Thực trực Ban chỉ đạo 09 Tp. Hà Nội là Sở Tài chính có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, đơn vị lập báo cáo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo thời gian quy định và nghiêm túc triển khai tiến độ thực hiện theo kế hoạch. Đối với trường hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện chậm trễ hoặc không nghiêm túc thực hiện thì UBND TP xem xét, xử lý theo quy định...
Xâu xé đất công
Việc Hà Nội ban hành kỷ cương kiểm soát công sản gần như được sự ủng hộ của dư luận. Bởi, tình trạng đất công giao cho các đơn vị bị biến tướng dưới hình thức cho thuê, liên doanh, liên kết đã xảy ra phổ biến tại Hà Nội.
Đơn cử, tại Công ty Sản xuất – Xuất khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) - một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thì nhiều khu "đất vàng" giao cho trong nhiều năm qua đã bị sang tên cho đối tác. Cụ thể, ngày 17/3/2007, Haprosimex ký hợp đồng với liên danh gồm hai Cty Hanotex và Cty CP đầu tư và xây dựng đô thị Hà Nội, theo đó, các bên sẽ góp vốn thực hiện thực hiện dự án tại 88 Láng Hạ. “Vốn” mà Haprosimex góp vào đấy được xác định là lô đất hơn 3.000m2 tại 88 Láng Hạ, vốn của liên doanh là tiền để thực hiện dự án. Khi góp đất, Haprosimex được sử dụng diện tích tầng hai và 20% số căn hộ để bán cho cán bộ, công nhân viên; đồng thời, phía liên doanh trong dự án phải nộp cho chủ khu đất thêm 10 tỷ đồng.
Không riêng gì đất vàng tại 88 Láng Hạ được “sang tên”, năm 2008, Haprosimex còn “liên kết” với một đối tác khác để “làm ăn” trên khu đất hơn 6.000m2 tại địa chỉ 9A/233, quận Cầu Giấy. Theo đó, vốn góp của Haprosimex trong dự án nhà ở tại 9A/233 Xuân Thủy là “giá trị quyền sử dụng đất” với quy mô 6.465m2. Sau đó, lãnh đạo Haprosimex cũng đã đặt bút ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án với giá 54,2 tỷ đồng.
Được giao gần 20 ha đất phục vụ mục đích phục vụ cho hoạt động của ngành đường sắt như sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe, máy công cụ, sản xuất phục hồi phụ tùng đầu máy, toa xe, kiểm định đồng hồ áp lực và mẫu kim loại… , uy nhiên, kết quả kiểm tra thì có 55 tổ chức, cá nhân được lãnh đạo Nhà máy xe lửa Gia Lâm cho thuê gần 60.000m2 đất trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội).
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp luật VN
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: