Luật Đất đai năm 2013 sau hơn 5 năm đi vào cuộc sống đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn nổi cộm lên nhiều vấn đề, trong đó có việc gỡ bỏ rào cản về tiếp cận đất đai để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Luật Đất đai năm 2013 đang gây nhiều khó khăn và trói chân doanh nghiệp. Tiếp cận đất đai là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Việc triển khai thi hành Luật Đất đai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra.
Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, cho phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng; đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn
Tiếp cận đất đai là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh. Nguồn ảnh minh hoạ internet
|
Ngày 27/6, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo "Pháp luật và thực tiễn về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tại Việt Nam".
Nhiều bất cập trong quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, trong quy định về thu hồi đất, bồi thường khi thu hồi và giá đất; mâu thuẫn giữa pháp luật về đất đai với các pháp luật khác về xây dựng, giao thông, đấu thầu, đầu tư, doanh nghiệp.
Những bất cập này làm bó buộc các quyền của doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời gây tình trạng lãng phí, lợi ích nhóm trong việc thu hồi đất, cấp, giao và cho thuê đất.
Ngoài ra, những vướng mắc trong quy định pháp luật về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp cũng xảy ra nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành như rào cản về thủ tục, yêu cầu chồng chéo cản trở việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp; đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những khó khăn về phía cơ quan Nhà nước trong tổ chức triển khai quy định về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp…
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) nhận định, tiếp cận đất đai là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Những vướng mắc về quy định pháp luật; trong đó, có pháp luật về đất đai mà trực tiếp là Luật Đất đai năm 2013 hiện đang gây nhiều khó khăn và trói chân doanh nghiệp.
Trong quá trình thực thi Luật Đất đai, ngoài những kết quả đạt được nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh liên quan đến tiếp cận đất đai của doanh nghiệp.
Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, giá đất đối với các dự án BT "đổi đất lấy hạ tầng" của doanh nghiệp đang sử dụng khi cổ phần hóa còn nhiều vấn đề bất cập. Theo ông Hùng, Luật Đất đai còn nhiều vấn đề liên quan cần nghiên cứu xem xét sửa đổi bổ sung bao gồm cả trình tự, thủ tục thực hiện vào thu hồi về giao đất nhằm chống cửa quyền, lợi ích nhóm. Bên cạnh đó, các quy trình từ phân loại đất, sử dụng đất đô thị, định giá đất cho đến thanh tra, xử lý sai phạm cũng cần xem xét sửa đổi.
Các chuyên gia cũng chỉ ra một vấn đề cổ phần hoá. Hiện nay, vẫn quy định không tính giá trị đất đai đối với đất thuê nhưng thuê đất cũng có 2 trường hợp 1 lần và hàng năm. Tuy nhiên, quy định về cổ phần hóa và đất đai là không tương ứng.
Các chuyên gia đồng thời kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 sao cho đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tránh chồng chéo và cần phù hợp với thực tiễn vấn đề tiếp cận đất đai của doanh nghiệp theo hai phương thức.
Phương thức 1, kiến nghị xem xét đề nghị sửa đổi bổ sung một số điểm, điều nổi cộm nhất. Phương thức 2, xem xét sửa đổi một cách toàn diện, đồng bộ từng điều, từng khoản, thậm chí trở thành Bộ Luật Đất đai vì đây là vấn đề rất lớn của xã hội.
DiaOcOnline.vn - Theo Công luận
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: